Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 7040:2002

GIA VỊ - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM – PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN
Spices and condiments – Determination of moisture content – Entrainment method

 

Lời nói đầu

TCVN 7040 : 2002 hoàn toàn tương đương với ISO 939 : 1980;

TCVN 7040 : 2002 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/SC 1 Hạt tiêu biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ ban hành.

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho hầu hết các loại gia vị. Tuy nhiên, do số lượng và tính đa dạng của các sản phẩm này nên trong những trường hợp cụ thể có thể phải sửa đổi phương pháp này hoặc thậm chí phải chọn phương pháp thích hợp hơn.

Những sửa đổi hoặc các phương pháp khác như vậy sẽ được đề cập đến trong các tiêu chuẩn quy định kỹ thuật của các loại gia vị.

 

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp chưng cất lôi cuốn để xác định độ ẩm của gia vị.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4889 - 89 (ISO 948 : 1980) Gia vị - Lấy mẫu.

ISO 2825 Spices and condiments – Preparation of a ground sample for analysis (Gia vị - Chuẩn bị mẫu nghiền để phân tích).  

3. Định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau đây:

3.1. Độ ẩm (moisture content): Lượng nước thu được bằng phương pháp chưng cất quy định trong tiêu chuẩn này, biểu thị bằng phần trăm khối lượng.

4. Nguyên tắc

Xác định lượng nước thu nhận được trong ống chia độ bằng chưng cất đồng sôi, sử dụng một chất hữu cơ lỏng không tan lẫn với nước.

5. Thuốc thử

5.1. Toluen

Làm bão hòa ẩm toluen bằng cách lắc với một lượng nhỏ nước và chưng cất. Sử dụng toluen thu được sau khi chưng cất để xác định độ ẩm.

Chú thích – Có thể sử dụng các dung môi khác để xác định độ ẩm. Khi không có quy định cụ thể trong các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật thì sử dụng toluen làm dung môi để xác định độ ẩm.

6. Thiết bị, dụng cụ

6.1. Thiết bị chưng cất (một dạng thiết bị thích hợp được mô tả trong hình vẽ ở phần phụ lục), gồm các bộ phận sau đây được nối kết với nhau bằng các khớp nối thủy tinh mài:  

6.1.1. Bình cầu, cổ ngắn, có dung tích nhỏ nhất là 500 ml.

6.1.2. Bộ sinh hàn ngược.

6.1.3. Bình thu nhận, có ống chia vạch, được đặt giữa bình cầu và bộ sinh hàn ngược.

6.2. Cân phân tích.

7. Lấy mẫu

Lấy mẫu theo TCVN 4889 – 89 (ISO 948).

8. Cách tiến hành

8.1. Chuẩn bị thiết bị

Làm sạch toàn bộ thiết bị bằng dung dịch rửa axit sunfuric dicromat kali để hạn chế sự bám dính các giọt nước trên thành sinh hàn và bình thu nhận. Tráng kỹ bằng nước và làm khô hoàn toàn trước khi sử dụng.

8.2. Chuẩn bị mẫu thử

Chuẩn bị mẫu theo quy định trong ISO 2825.

8.3. Phần mẫu thử

Cân khoảng 40 g mẫu thử (8.2) chính xác đến 0,01 g, sao cho lượng nước thu được không vượt quá 4,5 ml.

8.4. Cách tiến hành

Chuyển lượng mẫu thử (8.3) vào bình chưng cất (6.1.1) có chứa toluen (5.1), thêm toluen đủ để ngập hết mẫu (tất cả khoảng 75 ml) và xoay bình để trộn đều. Lắp thiết bị và dùng toluen để làm đầy bình thu nhận (6.1.3) bằng cách rót toluen qua sinh hàn (6.1.2) cho đến khi bắt đầu tràn sang bình chưng cất. Nếu cần, đậy một nút bông xốp lên

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt NamTCVN 7040:2002 (ISO 939 : 1980) về gia vị - xác định độ ẩm - phương pháp chưng cất lôi cuốn do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN7040:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 30/10/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản