- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5950-2:1995 (ISO 10011-2:1991) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 2: Các chuẩn mực về trình độ đối với chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5950-3:1995 (ISO 10011-3:1991) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 3: Quản lý chương trình đánh giá
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9002:1996 về Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9003:1996 về Hệ chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000-1:1996 (ISO 9000-1 : 1994) về Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:1996 (ISO 9001 : 1994) về Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
Quality management and quality system elements – Part 3: Guidelines for processed materials
Lời nói đầu
TCVN ISO 9004-3 : 1996 hoàn toàn tương đương với ISO 9004-3 : 1993.
TCVN ISO 9004-3 : 1996 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 “Quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng” biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn – Đo lường – Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành.
Lời giới thiệu
0.1 Khái quát
Mối quan tâm ban đầu của bất kỳ công ty hoặc tổ chức nào là chất lượng các sản phẩm và dịch vụ. Để thành công, một công ty phải cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ:
a) đáp ứng nhu cầu, mục tiêu và chức năng sử dụng đã xác định;
b) thỏa mãn yêu cầu của khách hàng;
c) phù hợp với các tiêu chuẩn và quy định tương ứng;
d) phù hợp với các yêu cầu theo đúng luật pháp (và các yêu cầu khác) của xã hội;
e) luôn sẵn có với giá cạnh tranh;
f) mang lại lợi nhuận.
0.2 Mục tiêu tổ chức
Để đạt được mục tiêu trên, công ty cần phải tự tổ chức sao cho những yếu tố kỹ thuật, quản lý và con người ảnh hưởng đến chất lượng của các sản phẩm và các dịch vụ đều phải được kiểm soát. Toàn bộ sự kiểm soát đó phải hướng tới sự giảm bớt, loại bỏ và, quan trọng nhất là ngăn ngừa được những sai sót về chất lượng.
Với các vật liệu được chế biến, mối quan tâm hàng đầu là kiểm soát bản thân quá trình.
Một hệ thống chất lượng phải được phát triển và được áp dụng nhằm thực hiện các mục tiêu đã được nêu trong các chính sách chất lượng của công ty.
Mỗi yếu tố (hoặc yêu cầu) trong một hệ thống chất lượng sẽ biến đổi về tầm quan trọng từ một loạt hoạt động này sang một loạt hoạt động khác và từ một sản phẩm hoặc dịch vụ này sang một sản phẩm hoặc dịch vụ khác.
Nhằm đạt được hiệu quả tối đa và thỏa mãn mong đợi của khách hàng, điều chủ yếu là hệ thống chất lượng phải thích hợp với loại hình hoạt động và với sản phẩm hoặc dịch vụ cung cấp.
0.3 Đáp ứng nhu cầu của công ty/khách hàng
Hệ thống chất lượng có hai mặt liên quan với nhau:
a) nhu cầu và lợi ích của công ty
Đối với công ty, việc đạt được và duy trì chất lượng mong muốn với một chi phí tối ưu là đòi hỏi của kinh doanh; việc thỏa mãn yêu cầu chất lượng này liên quan đến việc sử dụng có kế hoạch và có hiệu quả các nguồn công nghệ, con người và vật liệu có sẵn của công ty.
b) nhu cầu và mong muốn của khách hàng
Đối với khách hàng, lòng tin tưởng vào khả năng của công ty cung cấp chất lượng mong muốn cũng như là việc duy trì ổn định chất lượng đó là một nhu cầu.
Mỗi một mặt trên của hệ thống chất lượng đòi hỏi phải có chứng cứ khách quan dưới dạng thông tin và dữ liệu về chất lượng của hệ thống và chất lượng của sản phẩm của công ty.
0.4 Rủi ro, chi phí, và lợi ích
Việc xem xét về rủi ro, chi phí và lợi ích có tầm quan trọng đặc biệt đối với cả công ty và khách hàng. Việc xem xét này là những mặt vốn có của hầu hết các sản phẩm và dịch vụ. Những tác động và chi tiết của việc xem xét đó như sau:
a) Nghiên cứu sự rủi ro
Đối với công ty: Cần phải xem xét những rủi ro liên quan đến các sản phẩm hoặc dịch vụ có sai sót dẫn đến sự mất tín nhiệm, mất thị trường, khiếu nại, đòi hỏi, trách nhiệm, an toàn, lãng phí về nguồn nhân lực và tài chính.
Đối với khách hàng: Cần phải xem xét đến những rủi ro như những rủi ro liên quan đến sức khỏe và an toàn của con người, sự không hài lòng về hàng hóa và dịch vụ, sự sẵn có, những đòi hỏi về tiếp cận thị trường, sự mất lòng tin.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5814:1994 về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Thuật ngữ và định nghĩa
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5950-2:1995 (ISO 10011-2:1991) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 2: Các chuẩn mực về trình độ đối với chuyên gia đánh giá hệ thống chất lượng
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5950-3:1995 (ISO 10011-3:1991) về Hướng dẫn đánh giá hệ thống chất lượng - Phần 3: Quản lý chương trình đánh giá
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9002:1996 về Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9003:1996 về Hệ chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong kiểm tra và thử nghiệm cuối cùng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9000-1:1996 (ISO 9000-1 : 1994) về Các tiêu chuẩn về quản lý chất lượng và đảm bảo chất lượng - Phần 1: Hướng dẫn lựa chọn và sử dụng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9001:1996 (ISO 9001 : 1994) về Hệ thống chất lượng - Mô hình đảm bảo chất lượng trong thiết kế, triển khai sản xuất, lắp đặt và dịch vụ kỹ thuật do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 10003:2011 (ISO 10003:2007) về Quản lý chất lượng - Sự thỏa mãn của khách hàng - Hướng dẫn giải quyết tranh chấp bên ngoài tổ chức
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN ISO 9004-3:1996 (ISO 9004-3 : 1993) về Quản lý chất lượng và các yếu tố của hệ thống chất lượng - Phần 3: Hướng dẫn đối với các vật liệu chế biến do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVNISO9004-3:1996
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1996
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực