Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8710-5:2011

BỆNH THỦY SẢN - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 5: BỆNH TAURA Ở TÔM HE

Aquatic animal disease - Diagnostic procedure - Part 5: Taura syndrome in Penaeus vannamei

Lời nói đầu

TCVN 8710-5:2011 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

TCVN 8710-5:2011

BỆNH THỦY SẢN - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 5: BỆNH TAURA Ở TÔM HE

Aquatic animal disease - Diagnostic procedure - Part 5: Taura syndrome in Penaeus vannamei

CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh taura trên tôm he chân trắng.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫnghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8376:2010, Tôm và sản phẩm tôm - Phát hiện virut gây hội chứng taura (TSV) bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp-phiên mã ngược (RT-PCR).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 8376:2010.

4. Phương pháp chẩn đoán

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

4.1.1 Dịch tễ học

Virut gây hội chứng taura (TSV) cảm nhiễm chủ yếu trên các loài tôm thuộc họ Tôm he (Penaeidae):Penaeus vannamei, P. stylirostris, P. monodon, Penaeus chinensis, Penaeus japonicus... Trong số đó tôm Penaeus vannamei là loài nhạy cảm nhất với bệnh taura.

Bệnh gây chết từ 40 % đến 90 % tuỳ theo kích cỡ tôm bệnh.

Phương thức lan truyền bệnh: Bệnh cũng có thể lây lan theo những cá thể nhiễm bệnh mãn tính lantruyền sang con cháu trong quá trình sinh sản hoặc thông qua những sinh vật mang mầm bệnh vàovùng nuôi như: chim Gallus domesticus, ký chủ trung gian dưới nước như Trichocorixa reticulate. và qua nguồn nước có chứa vi rút và qua thức ăn nhiễm bệnh TSV làm thức ăn cho tôm nuôi.

4.1.2 Triệu chứng lâm sàng

Giai đoạn cảm nhiễm: Chủ yếu giai đoạn giống Poslarvae từ 14 ngày đến 40 ngày tuổi, kích thước khoảng 0,1 g đến 5 g. Tôm lớn hơn vẫn có thể nhiễm bệnh này.

Thời kì ủ bệnh: Giai đoạn này diễn ra trong thời gian ngắn khoảng 2 ngày đến 5 ngày cho đến khi bùng phát bệnh, tôm không thể hiện dấu hiệu bệnh lí ra bên ngoài..

Giai đoạn cấp tính: Kéo dài khoảng 1 ngày đến 10 ngày. Tôm bị bệnh sẽ chuyển màu đỏ nhợt nhạt của biểu mô vỏ, đặc biệt vùng đuôi, chân bơi. Ngoài ra còn có thể có dấu hiệu khác như mềm vỏ, ruột rỗng và thường chết khi lột xác. Tỉ lệ chết tích lũy từ 80 % đến 95 %. Đặc điểm trên các lát cắt mô bệnh học của tầng biểu bì mang, dạ dày, ruột trước, ruột sau, mô liên kết thể hiện các vùng bị hoại tử.

Giai đoạn mãn tính: Những con tôm nhiễm TSV sống sót bắt mồi trở lại bình thường nhưng sẽ mang vi rút suốt đời. Các sắc tố đen trên vỏ ki tin, sau vài lần lột xác sẽ biến mất. Và trở thành vật mang mầm bệnh, nếu là tôm bố mẹ sẽ lan truyền cho thế hệ sau theo trục dọc, hoặc theo trục ngang nếu trở thành mồi ăn thịt cho các cá thể khác.

4.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

4.2.1 Phương pháp RT PCR,

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-5:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 5: bệnh Taura ở tôm he

  • Số hiệu: TCVN8710-5:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Ngày hết hiệu lực: 13/11/2023
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản