Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8710-3:2011

BỆNH THỦY SẢN - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 3: BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở TÔM

Aquatic animal disease - Diagnostic procedure - Part 3: White spot syndrome virus

Lời nói đầu

TCVN 8710-3:2011 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

TCVN 8710-3:2011

BỆNH THỦY SẢN - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 3: BỆNH ĐỐM TRẮNG Ở TÔM

Aquatic animal disease - Diagnostic procedure - Part 3: White spot syndrome virus

CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn, sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh đốm trắng do vi rút ở tôm.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).

TCVN 8377:2010, Tôm và sản phẩm tôm - Phát hiện virut gây bệnh đốm trắng (WSSV) bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR).

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa nêu trong TCVN 8377:2010.

4. Phương pháp chẩn đoán

4.1 Chẩn đoán lâm sàng

4.1.1 Dịch tễ học

Bệnh xảy ra thành dịch chủ yếu trên các loài tôm thuộc họ Penaeidae như Peneus monodon, P. vannamei,

P.stylirostris, P. setiferus… Ngoài tôm he (các loài tôm thuộc họ trên), một số loài tôm đất, tôm càngxanh, cua, ghẹ, đến tôm có kích thước nhỏ như Acets sp, giáp xác phù du như Artemia, Copepodađều mang mầm bệnh.

Bệnh lây lan từ tôm bố mẹ truyền sang con cái trong quá trình sinh sản, từ cá thể bị nhiễm trong ao, bể do tôm ăn thức ăn có mầm bệnh hoặc do dụng cụ nhiễm mầm bệnh hoặc do các vật chủ trung gian như copepoda, tôm tự nhiên, cua, ghẹ... hoặc chim mang mầm bệnh vào khu vực nuôi tôm.

Vi rút có thể cảm nhiễm hầu hết các giai đoạn phát triển của tôm: giai đoạn ấu trùng biến thái, tôm giống, tôm trưởng thành cả tôm nước mặn, lợ và nước ngọt.

Bệnh xuất hiện quanh năm, đặc biệt là mùa xuân và đầu hè khi thời tiết biến đổi nhiều như biên độ nhiệt độ trong ngày biến thiên quá lớn, thay đổi độ mặn gây sốc cho tôm.

4.1.2 Triệu chứng lâm sàng

Tôm bị bệnh thường thể hiện dấu hiệu giảm ăn rõ rệt, đôi khi có trường hợp tăng cường sự bắt mồihơn bình thường, sau vài ngày bỏ ăn, tôm dạt bờ, lờ đờ với dấu hiệu xuất hiện các đốm trắng tròn dưới lớp vỏ kitin đặc biệt là vùng đầu ngực và đốt bụng cuối cùng. Trong trường hợp cấp tính, tômbệnh có thể chuyển sang màu hồng đỏ. Hiện tượng chết có thể xảy ra ngay sau đó, tỉ lệ chết có thể lên đến khoảng từ 90 % đến 100 % trong vòng 3 ngày đến 7 ngày.

4.2 Chẩn đoán phòng thí nghiệm

4.2.1 Phương pháp PCR, theo TCVN 8377:2010.

4.2.2 Phương pháp mô học

4.2.2.1 Thuốc thử và vật liệu thử

Chỉ sử dụng thuốc thử loại tinh khiết phân tích và sử dụng nước cất hai lần đã khử ion hoặc nước cóđộ tinh khiết tương đương, trừ khi có quy định khác.

- Dung dịch Davidson (xem

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-3:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 3: bệnh đốm trắng ở tôm

  • Số hiệu: TCVN8710-3:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản