Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỆNH THỦY SẢN - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 2: BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH Ở CÁ BIỂN
Aquatic animal disease - Diagnostic procedure - Part 2: Viral nervous necrosis (VNN) disease in marine fish
Lời nói đầu
TCVN 8710-2:2011 do Cục Thú y biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Pháttriển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượngthẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TCVN 8710-2:2011
BỆNH THỦY SẢN - QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN - PHẦN 2: BỆNH HOẠI TỬ THẦN KINH Ở CÁ BIỂN
Aquatic animal disease - Diagnostic procedure - Part 2: Viral nervous necrosis (VNN) disease in marine fish
CẢNH BÁO - Việc áp dụng tiêu chuẩn này có thể liên quan đến các vật liệu, thiết bị và các thao tác gây nguy hiểm. Tiêu chuẩn này không thể đưa ra được hết tất cả các vấn đề an toàn liên quan đến việc sử dụng chúng. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải tự thiết lập các thao tác an toàn, sức khỏe thích hợp và xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng tiêu chuẩn.
Tiêu chuẩn này quy định quy trình chẩn đoán bệnh hoại tử thần kinh (VNN) ở cá biển.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
Bệnh hoại tử thần kinh trên cá biển (viral nervous necrosis disease in marine fish)
Bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây ra bởi vi rút thuộc giống Betanodavirus họ Nodaviridae. Khi cá bịcảm nhiễm, vi rút có kích thước nhỏ 25 nm đến 30 nm, không có màng bao, cấu trúc di truyền là ARNchuỗi đơn (+ARN).
CHÚ THÍCH: Hiện nay có 4 kiểu gen Betanodavirus gây bệnh VNN, được phân loại thành: SJNNV (striped jack nevousnecrosis virus), TPNNV (tiger puffer nervous necrosis virus), RGNNV (red-spotted grouper nervous necrosis virus) và BFNNV (barfin flounder nervous necrosis virus).
3.1.1 Dịch tễ học
Hiện nay, đã có khoảng 30 loài cá biển thuộc 16 họ nhiễm VNN. Vi rút gây bệnh VNN ngoài lây truyền theo chiều dọc (từ mẹ sang con) còn có thể lây truyền theo trục ngang như qua dòng nước, lây truyền từ cá thể bị bệnh sang cá thể khỏe mạnh trong cùng một bể, chúng có thể lây lan qua các dụng cụ vận chuyển cá và các sản phẩm từ cá bị nhiễm vi rút từ nơi này đến nơi khác.
Ở Việt Nam hiện nay bệnh VNN có gần như quanh năm và bùng phát mạnh từ tháng 5 đến tháng 10, đặc biệt khi mưa nhiều. Nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của bệnh là 25 ºC đến 30 ºC, tỷ lệ chết lên đến 100 %.
3.1.2 Triệu chứng lâm sàng
Dấu hiệu bệnh lý điển hình của cá nhiễm VNN là các biểu hiện thần kinh như: bơi lội không bìnhthường (bơi vòng tròn, bơi ngửa, bơi hỗn loạn không định hướng…), bỏ ăn, da tối màu, trương bóng hơi và tỷ lệ chết lớn.
Cơ quan đích của Betanodavirus thường xuất hiện mô não và võng mạc cá bị bệnh.
Giai đoạn cấp tính thường xuất hiện tại các trại ương giống ấu trùng (từ 10 ngày tuổi đến 25 ngày tuổi). Cá giống bỏ ăn, cá chết rải rác, bơi không bình thường, bơi lội mạnh không định hướng, đầu lao xuống dưới. Cá chết và hấp hối hầu hết bóng hơi trương phồng, có sự xung huyết trong. Cá bệnh hoạt động yếu đầu treo trên mặt nước hoặc nằm dưới đáy bể hoặc đáy lồng. Triệu chứng tăng dần khi cả quần đàn nhiễm bệnh. Cá chết sau khoảng từ 3 ngày đến 5 ngày sau khi có dấu hiệu bệnh.
Trong lồng, cá lớn (trên 150 g) bị bệnh VNN có ít triệu chứng hơn và tỷ lệ chết giảm. Cá thườngchuyển màu đen và bơi chậm chạp với bóng hơi trương phồng và có thể hoặc không có vết bệnh ở đầu. Giải phẫu cơ quan nội tạng bình thường và ruột không có thức ăn.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-3:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 3: bệnh đốm trắng ở tôm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-4:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 4: bệnh đầu vàng ở tôm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8379:2010 về tôm và sản phẩm tôm – Phát hiện virut gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 6: Bệnh do Koi Herpesvirus ở cá chép
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-7:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-9:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 9: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-1:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 1: bệnh còi do vi rút ở tôm
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-3:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 3: bệnh đốm trắng ở tôm
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-4:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 4: bệnh đầu vàng ở tôm
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8379:2010 về tôm và sản phẩm tôm – Phát hiện virut gây bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) bằng kỹ thuật phản ứng chuỗi trùng hợp (PCR)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-6:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 6: Bệnh do Koi Herpesvirus ở cá chép
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-7:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 7: Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-8:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 8: Bệnh hoại tử cơ ở tôm
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-9:2012 về Bệnh thủy sản – Quy trình chẩn đoán – Phần 9: Bệnh hoại tử gan tụy ở tôm
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8710-2:2019 về Bệnh thủy sản - Quy trình chẩn đoán - Phần 2: Bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8710-2:2011 về bệnh thủy sản - quy trình chẩn đoán - phần 2: bệnh hoại tử thần kinh ở cá biển
- Số hiệu: TCVN8710-2:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra