Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8225 : 2009

CÔNG TRÌNH THỦY LỢI - CÁC QUY ĐỊNH CHỦ YẾU VỀ LƯỚI KHỐNG CHẾ CAO ĐỘ ĐỊA HÌNH

Hydraulic works - The basic stipulation for Topographic Elevation Control Networks

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này bao gồm những quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình trong các công trình thủy lợi ở Việt Nam.

Lưới khống chế cao độ cơ sở trong các công trình thủy lợi được xây dựng là lưới hạng 3, 4 và lưới kỹ thuật theo phương pháp cao đạc hình học, phương pháp GPS (hệ thống định vị toàn cầu) và phương pháp lượng giác độ chính xác cao, nối từ các điểm hạng 1, 2, 3, 4 Quốc gia.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1. Thủy chuẩn hình học (geodetic levelling)

Cao độ đường thủy chuẩn đo qua phương pháp hình học bởi các máy thủy chuẩn được sử dụng nhiều nhất trong công trình thủy lợi.

2.2. Thủy chuẩn lượng giác chính xác cao (vertical anglegranimetric levelling)

Cao độ đường thủy chuẩn được đo qua các máy toàn đạc điện tử khi địa hình có độ dốc lớn ³ 25°.

2.3. Thủy chuẩn GPS (GPS levelling)

Cao độ điểm đo qua hệ thống GPS (GPS: Global Positioning System: hệ thống định vị toàn cầu) sử dụng khi nối cao độ những vùng xa, khó tuyến đi, độ thực phủ nhiều, độ dốc địa hình lớn khó đo thủy chuẩn hình học, thủy chuẩn lượng giác.

2.4. Tuyến thủy chuẩn phù hợp (suitable levelling line)

Là tuyến xuất phát từ điểm hạng cao hơn khép về điểm hạng cao khác.

2.5. Tuyến thủy chuẩn khép kín (close levelling line)

Là tuyến xuất phát từ 1 điểm hạng cao khép về ngay điểm đó.

2.6. Lưới thủy chuẩn điểm nút (intersection levelling line)

Là lưới tạo bởi nhiều tuyến cắt nhau (từ 3 tuyến trở lên) theo các điểm nút.

3. Quy định kỹ thuật

3.1. Hệ cao độ

3.1.1. Hệ cao độ trong công trình thủy lợi là hệ cao độ Quốc gia, điểm gốc là điểm Hòn Dấu - Hải Phòng.

3.1.2. Trong trường hợp đặc biệt, khi công trình ở vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo chưa có điểm độ cao quốc gia thì lưới cao độ công trình được phép giả định cao độ theo bản đồ 1: 50.000 đã bổ sung nội dung và chuyển đổi sang lưới chiếu VN 2000 từ năm 2000 - 2001 nhưng khi có số liệu dẫn truyền cao độ quốc gia thì phải hiệu chỉnh cao độ giả định sang cao độ thực của lưới quốc gia cho các điểm đo của công trình.

3.2. Các cấp lưới cao độ

3.2.1. Lưới cao độ hạng 3 gồm các điểm hạng 3 nối với nhau hoặc đường hạng 2 và hạng 3 nối thành vòng khép.

3.2.2. Lưới cao độ hạng 4 gồm các điểm hạng 4 nối với nhau hoặc đường hạng 3 và hạng 4 nối thành vòng khép.

3.2.3. Lưới cao độ thủy chuẩn kỹ thuật gồm các điểm kỹ thuật nối với nhau hoặc đường hạng 4 và kỹ thuật nối thành vòng khép.

3.2.4. Lưới cao độ hạng 3 làm cơ sở xây dựng lưới cao độ hạng 4, lưới cao độ hạng 4 làm cơ sở xây dựng lưới thủy chuẩn kỹ thuật.

3.3. Lưới thủy chuẩn hạng 3 xác định cao độ cho các đối tượng sau:

3.3.1. Các điểm tim tuyến công trình đầu mối thuộc cấp 1, 2, 3;

3.3.2. Các điểm khống chế cao độ dọc theo kênh và các công trình trên kênh có độ dốc i £ 1/10.000 và các hệ thống đê sông, biển có chiều đài ³ 20 km;

3.3.3. Làm điểm gốc để nối cao độ cho các công trình cấp 4, 5.

3.4. Lưới thủy chuẩn hạng 4 xác định cao độ cho các đi tượng sau:

3.4.1. Các điểm tim tuyến

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8225:2009 về Công trình thuỷ lợi - Các quy định chủ yếu về lưới khống chế cao độ địa hình

  • Số hiệu: TCVN8225:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản