Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7518 : 2005
HẠT CACAO - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Cocoa beans – Terms and definitions
Lời nói đầu
TCVN 7518 : 2005 do Tiểu Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F16/SC2 Cacao biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
TCVN 7518 : 2005
HẠT CACAO - THUẬT NGỮ VÀ ĐỊNH NGHĨA
Cocoa beans – Terms and definitions
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này đưa ra các thuật ngữ và định nghĩa áp dụng cho hạt cacao.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1 hạt cacao (cocoa beans)
hạt của cây cacao (Theobroma cacao Linnaeus), còn nguyên vẹn, đã được lên men và làm khô.
2.2 hạt cacao khô (dry cocoa beans)
hạt cacao đã được làm khô đến độ ẩm quy định (không vượt quá 7,5 %).
2.3 hạt khuyết tật (defective beans)
hạt cacao bị mốc bên trong, bị xám màu, bị hư hại do côn trùng/bị nhiễm côn trùng hoặc bị nẩy mầm.
2.4 hạt mốc (mouldy beans)
hạt cacao có phần bên trong bị mốc mà có thể nhìn thấy được bằng mắt thường.
2.5 hạt chai xám (slaty beans)
hạt cacao bị xám màu trên một nửa bề mặt hoặc lớn hơn, khi được kiểm tra bằng phương pháp quy định trong TCVN 7522 : 2005 (ISO 1114 : 1977) Hạt cacao – Xác định các dạng khuyết tật sau khi cắt.
2.6 hạt bị hư hại do côn trùng/nhiễm côn trùng (insect damaged/infested beans)
hạt cacao có các phần bên trong chứa côn trùng ở bất kỳ giai đoạn phát triển nào hoặc đã bị côn trùng làm hư hỏng mà có thể nhìn thấy rõ bằng mắt thường.
2.7 hạt nẩy mầm (germinated beans)
hạt cacao có vỏ bị đâm thủng, nứt hoặc vỡ do mầm hạt phát triển.
2.8 hạt lép (flat beans)
hạt cacao có hai lá mầm quá mỏng, khi cắt khó có thể có được nguyên chiều dài lá mầm.
2.9 hạt ám khói (smoky beans)
hạt cacao có mùi hoặc vị hoặc có biểu hiện bên ngoài bị nhiễm khói.
2.10 hạt vỡ (broken beans)
hạt cacao bị mất một mảnh nhỏ hơn hoặc bằng một nửa hạt.
2.11 mảnh vỡ (fragment)
một phần của hạt cacao nhỏ hơn một nửa hạt.
2.12 vỏ hạt (piece of shell)
phần vỏ mà không có nhân.
2.13 hạt cacao đã lên men hoàn toàn (fully fermented bean)
hạt cacao có màu sắc của lá mầm được chuyển từ màu đỏ tía và màu nâu từng phần sang màu nâu hoàn toàn.
2.14 sự pha lẫn (adulteration)
sự biến đổi thành phần của hạt cacao đã phân loại bằng bất kỳ cách nào hoặc lẫn loại đã quy định, hoặc chất lượng hoặc mùi bị ảnh hưởng, hoặc khối lượng bị thay đổi.
2.15 số đếm hạt/số hạt có trong 100 g (bean count)
tổng số hạt cacao đếm được (không kể hạt lép và hạt vỡ) có trong 100 g.
2.16 tạp chất lạ (foreign matter)
bất kỳ chất nào không có nguồn gốc từ cacao.
2.17 rác thải cacao (cocoa waste)
hạt lép, mảnh vỡ, mảnh vỏ và mảnh hạt, bụi, màng quả khô, thịt quả khô và cuống chùm.
2.18 hạt dính kết (bean cluster)
chùm hạt cacao không thể tách rời mà không làm vỡ hạt.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7520:2005 (ISO 2291 : 1980) về hạt cacao - Xác định độ ẩm (phương pháp thông dụng) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7521:2005 (ISO 2292 : 1973) về hạt cacao - Lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10729:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Fischer
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10731:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng xơ thô
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10732:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng tro
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10733:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định độ kiềm của tro tan trong nước và tro không tan trong nước - Phương pháp chuẩn độ
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10792:2015 về Hoa Hublông - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 1Quyết định 108/2006/QĐ-BKHCN ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về Hạt cacao do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7520:2005 (ISO 2291 : 1980) về hạt cacao - Xác định độ ẩm (phương pháp thông dụng) do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7521:2005 (ISO 2292 : 1973) về hạt cacao - Lấy mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7522:2005 (ISO 1114 : 1977) về hạt cacao - Xác định các dạng khuyết tật sau khi cắt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10729:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định độ ẩm - Phương pháp Karl Fischer
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10731:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng xơ thô
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10732:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định hàm lượng tro
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10733:2015 về Sản phẩm cacao - Xác định độ kiềm của tro tan trong nước và tro không tan trong nước - Phương pháp chuẩn độ
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10792:2015 về Hoa Hublông - Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7519:2020 (ISO 2451:2017) về Hạt cacao - Các yêu cầu về chất lượng và đặc tính kỹ thuật
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7518:2005 về hạt cacao - Thuật ngữ và định nghĩa do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7518:2005
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2005
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra