CAC/RCP 19 - 1979 (REV 1 - 1983)
QUY PHẠM VẬN HÀNH THIẾT BỊ CHIẾU XẠ XỬ LÝ THỰC PHẨM
Code of practice for the operation of irradiation facilities used for the treatment of foods
Lời nói đầu
TCVN 7250 : 2003 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP 19 - 1979 (REV 1 - 1983);
TCVN 7250 : 2003 do Tiểu ban kỹ thuật TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ biên soạn. Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị. Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.
TCVN 7250 : 2003
QUY PHẠM VẬN HÀNH THIẾT BỊ CHIẾU XẠ XỬ LÝ THỰC PHẨM
Code of practice for the operation of irradiation facilities used for the treatment of foods
Qui phạm này đề cập đến việc vận hành các thiết bị chiếu xạ trên cơ sở sử dụng nguồn đồng vị phóng xạ (60Co hoặc 137Cs) hoặc tia X và các electron được phát ra từ các máy phát. Thiết bị chiếu xạ có thể là loại vận hành theo chế độ “xử lý liên tục” hoặc loại “xử lý theo mẻ”. Sự kiểm soát quá trình chiếu xạ thực phẩm tại tất cả các loại thiết bị gắn liền với việc sử dụng các phương pháp được chấp nhận để đo liều xạ hấp thụ và các phương pháp dùng để giám sát các thông số vật lý của quá trình này. Việc vận hành các thiết bị này để chiếu xạ thực phẩm phải tuân theo các khuyến nghị của Codex về vệ sinh thực phẩm.
2.1. Các thông số kỹ thuật
Đối với tất cả các loại thiết bị, liều xạ mà thực phẩm hấp thu phụ thuộc vào các thông số bức xạ, thời gian dừng vị trí, tốc độ băng tải và mật độ khối của vật liệu được chiếu xạ. Tương quan hình học giữa nguồn chiếu xạ và sản phẩm, đặc biệt là khoảng cách từ sản phẩm đến nguồn chiếu xạ và các biện pháp được áp dụng để tăng hiệu suất sử dụng bức xạ đều ảnh hưởng đến liều hấp thụ và độ đồng đều của sự phân bố liều xạ trong sản phẩm.
2.1.1. Các nguồn đồng vị phóng xạ
Các đồng vị phóng xạ được sử dụng để chiếu xạ thực phẩm phát ra các photon có năng lượng đặc trưng. Chất đồng vị được sử dụng làm nguồn phóng xạ hoàn toàn quyết định khả năng đâm xuyên của bức xạ phát ra. Hoạt độ của nguồn được đo bằng Becquerel (Bq) và phải được công bố rõ bởi nhà cung cấp nguồn. Hoạt độ thực của nguồn (cũng như việc bổ sung hoặc gửi trả nguồn phóng xạ) phải được ghi đầy đủ và lưu giữ lại. Hoạt độ được ghi lại phải tính đến cả sự tự phân rã của nguồn kèm theo ngày đo hoặc tính kết quả. Các nguồn phóng xạ phải thường xuyên được bảo quản ở khu vực riêng biệt, được che chắn tốt và bảo vệ an toàn, chỉ được phép đi vào khu vực có nguồn khi nguồn phóng xạ nằm ở vị trí an toàn, cần phải có các tín hiệu rõ ràng báo cho biết chính xác vị trí hoạt động và vị trí bảo quản an toàn của nguồn phóng xạ và được nối liên động với hệ vận chuyển sản phẩm.
2.1.2. Các nguồn của máy phát
Nguồn bức xạ được sử dụng có thể là chùm electron, hoặc chùm tia X được phát ra bởi các máy phát thích hợp. Khả năng xuyên sâu của bức xạ được quy định bởi năng lượng của các electron. Năng lượng trung bình của chùm tia phải được ghi lại một cách đầy đủ. Cần phải có chỉ dẫn rõ ràng về việc thiết lập chính xác tất cả các thông số của máy. Các thông số đó phải được ghép nối liên động với nguồn và hệ thống vận chuyển sản phẩm. Thông thường, có một bộ phận quét tia hoặc bộ tán xạ chùm tia (thí dụ như bia dùng để phát tia X) được kèm theo máy phát để tạo ra sự phân bố bức xạ đồng đều trên toàn bộ bề mặt sản phẩm. Tốc độ dịch chuyển của sản phẩm, độ rộng chùm tia, tốc độ quét và tần số xung của chùm tia (nếu có) phải được điều chỉnh để đảm bảo sự đồng đều của liều xạ trên toàn bề mặt sản phẩm.
2.2. Đo liều và kiểm soát quy trình
Trước khi chiếu xạ bất kỳ một loại thực phẩm nào đều cần phải tiến hành một số phép đo liều nhất định, để chứng minh rằng quy trình chiếu xạ sẽ đáp
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7248:2003 về tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7249:2003 về tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia electron và bức xạ hãm (Bremsstrahlung) dùng để xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7248:2008 (ISO/ASTM 51204:2004) về Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7249:2008 (ISO/ASTM 51431:2005) về Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử và tia X (bức xạ hãm) dùng để xử lý thực phẩm
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7248:2003 về tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7249:2003 về tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia electron và bức xạ hãm (Bremsstrahlung) dùng để xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7248:2008 (ISO/ASTM 51204:2004) về Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ gamma dùng để xử lý thực phẩm
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7249:2008 (ISO/ASTM 51431:2005) về Tiêu chuẩn thực hành đo liều áp dụng cho thiết bị chiếu xạ chùm tia điện tử và tia X (bức xạ hãm) dùng để xử lý thực phẩm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7250:2008 (CAC/RCP 19-1979, REV.2-2003) về Quy phạm thực hành chiếu xạ xử lý thực phẩm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7250:2003 về quy phạm vận hành thiết bị chiếu xạ xử lý thực phẩm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- Số hiệu: TCVN7250:2003
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2003
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực