Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7250 : 2008

CAC/RCP 19-1979, REV.2-2003

QUY PHẠM THỰC HÀNH CHIẾU XẠ XỬ LÝ THỰC PHẨM

Code of practice for radiation processing of food

Lời nói đầu

TCVN 7250 : 2008 thay thế TCVN 7250 : 2003;

TCVN 7250 : 2008 hoàn toàn tương đương với CAC/RCP19-1979, Soát xét 2-2003;

TCVN 7250 : 2008 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/F5/SC1 Thực phẩm chiếu xạ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Chiếu xạ thực phẩm là quá trình xử lý sản phẩm thực phẩm bằng bức xạ ion để kiểm soát mầm bệnh gây ngộ độc thực phẩm, giảm vi khuẩn và côn trùng gây hại, ức chế sự nảy mầm của các loại thực phẩm dạng củ và kéo dài thời gian của sản phẩm dễ hỏng. Nhiều quốc gia đang sử dụng các thiết bị chiếu xạ công nghiệp để xử lý các sản phẩm thực phẩm cho mục đích thương mại.

Việc kiểm soát chiếu xạ thực phẩm cần xem xét đến TCVN 7247 : 2008 (CODEX STAN 106-1983, Rev.1-2003) Thực phẩm chiếu xạ - Yêu cầu chung và tiêu chuẩn này.

Mục đích của việc kiểm soát về các sản phẩm thực phẩm chiếu xạ theo quy định gồm:

a) đảm bảo rằng các quá trình chiếu xạ các sản phẩm thực phẩm được thực hiện an toàn và chính xác, phù hợp với tất cả các tiêu chuẩn và các quy phạm vệ sinh có liên quan;

b) thiết lập một hệ thống hồ sơ kèm theo các sản phẩm thực phẩm đã chiếu xạ, để việc chiếu xạ được xem xét trong suốt quá trình xử lý, bảo quản và đưa ra thị trường, và

c) đảm bảo rằng các sản phẩm thực phẩm đã chiếu xạ được đưa ra thị trường quốc tế phù hợp với các tiêu chuẩn xử lý chiếu xạ và được ghi nhãn đúng.

Mục đích của quy phạm này là đưa ra các nguyên tắc xử lý các sản phẩm thực phẩm bằng bức xạ ion hóa phù hợp với các tiêu chuẩn và quy phạm vệ sinh có liên quan. Chiếu xạ thực phẩm có thể được kết hợp thành một phần của kế hoạch HACCP khi có thể; nhưng kế hoạch HACCP không yêu cầu sử dụng quy trình chiếu xạ đối với thực phẩm đã chế biến không phục vụ cho mục đích an toàn thực phẩm. Các điều khoản của quy phạm này đưa ra hướng dẫn cho thiết bị chiếu xạ khi áp dụng hệ thống Phân tích Mối nguy và Điểm kiểm soát tới hạn, như đã khuyến cáo trong TCVN 5603 : 2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev.4-2003) Quy phạm thực hành về những nguyên tắc chung về vệ sinh thực phẩm, cho mục đích an toàn thực phẩm, đối với thực phẩm được xử lý bằng bức xạ ion.

 

QUY PHẠM THỰC HÀNH CHIẾU XẠ XỬ LÝ THỰC PHẨM

Code of practice for radiation processing of food

1 Mục đích

Quy phạm thực hành chiếu xạ xử lý thực phẩm quy định các thao tác cơ bản cần được thực hiện đúng để chiếu xạ xử lý thực phẩm đạt được hiệu quả, nhằm duy trì được chất lượng và tạo ra sản phẩm thực phẩm an toàn và phù hợp cho tiêu dùng.

2 Phạm vi, sử dụng và định nghĩa

2.1 Phạm vi

Quy phạm này đề cập đến các sản phẩm thực phẩm được xử lý bằng bức xạ gamma, tia X hay chùm tia điện tử với mục đích kiểm soát các vi sinh vật gây bệnh, giảm quần thể vi sinh vật, tạp nhiễm và diệt côn trùng, ức chế sự nảy mầm của thực phẩm dạng củ và kéo dài thời gian bảo quản của thực phẩm dễ hỏng.

Quy phạm này đưa ra các yêu cầu về quá trình chiếu xạ tại cơ sở chiếu xạ và cũng đề cập đến các khía cạnh khác của quá trình như sơ chế và/hoặc thu hoạch, xử lý sau thu hoạch, bảo quản, vận chuyển, đóng gói, chiếu xạ, dán nhãn, xử lý và bảo quản sau chiếu xạ và đào tạo1).

2.2 Sử dụng

Quy phạm này cần được sử dụng kết hợp cùng với TCVN 5603 : 2008 (CAC/RCP 1-1969, Rev. 4-2003) Quy phạm về các nguyên tắc chung trong vệ sinh thực phẩm và Phụ lục kèm theo về sử dụng hệ thống HACCP, cũng như các tiêu chuẩn và các quy phạm vệ sinh có liên quan, đặc biệt là các tiêu chuẩn có

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7250:2008 (CAC/RCP 19-1979, REV.2-2003) về Quy phạm thực hành chiếu xạ xử lý thực phẩm

  • Số hiệu: TCVN7250:2008
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2008
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản