Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
GIẤY LÀM LỚP SÓNG – XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN NÉN PHẲNG SAU KHI ĐÃ TẠO SÓNG TRONG PHÒNG THÍ NGHIỆM
Corrugating medium – Determination of the flat crush resistance after laboratory fluting
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền nén phẳng của giấy làm lớp sóng sau khi đã được tạo sóng trong phòng thí nghiệm.
Phương pháp này được áp dụng cho tất cả các loại giấy được sử dụng làm lớp sóng của cáctông sóng.
TCVN 3649 : 2000 Giấy và cáctông – Lấy mẫu để xác định chất lượng trung bình.
TCVN 6725 : 2000 Giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm.
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa sau:
3.1. Độ bền nén phẳng (Flat crush resistance)
Là lực lớn nhất mà mẫu thử chịu được trước khi các đường sóng bị xẹp xuống trong điều kiện xác định của phương pháp thử.
Giấy được tạo sóng bằng cách cho đi qua giữa hai bánh răng nóng, sau đó dán một băng dính đặc biệt lên đỉnh các sóng để tạo lớp mặt của cáctông sóng. Cho lực nén tác dụng vuông góc với mặt phẳng giấy và xác định độ bền nén.
5.1. Dụng cụ cắt mẫu: Dùng để cắt mẫu thử
5.2. Dụng cụ tạo sóng
Dụng cụ tạo sóng gồm hai bánh răng tạo sóng bằng thép, có răng khớp với nhau.
Hai bánh răng duy trì được ở nhiệt độ 175 0C ± 8 0C. Nhiệt độ có thể thay đổi để phù hợp với phương pháp sử dụng.
Chú thích 1 – Để hai bánh răng thật khớp với nhau, lựa chọn sao cho độ sai lệch về kích thước giữa chúng nhỏ hơn độ sai lệch cho phép. Độ sai lệch ± 0,1 mm hoặc thấp hơn được chấp nhận. Trước khi sử dụng lần đầu tiên, phải cho bánh răng chạy ở nhiệt độ làm việc trong 6 giờ, có rắc bột mài mịn trên các răng. Hai bánh răng phải được đánh dấu, để sau khi lấy ra bảo dưỡng lắp lại được chính xác.
Một bánh răng có môtơ chuyển động ở tốc độ 4,5 vòng/min ± 1,0 vòng/min, hai bánh răng được giữ khớp vào nhau bởi bộ phận tạo ra lực 100 N ± 10 N và lực được phân bố đều theo các răng trong điều kiện thử nghiệm. (Xem chú thích 2)
Các đặc tính kỹ thuật của mỗi bánh răng: (xem hình 1)
Đường kính bánh răng 228,5 mm ± 0,5 mm
Độ dầy bánh răng 16 mm ± 1 mm
Số răng 84
Bán kính của răng tại đỉnh 1,5 mm ± 0,1 mm
Bán kính của răng tại đỉnh 1,5 mm ± 0,1 mm
Bán kính của răng tại đế 2,0 mm ± 0,1 mm
Độ sâu của răng 4,75 mm ± 0,05 mm
Khoảng cách giữa các răng
(đỉnh tới đỉnh theo chiều dài cung) 8,55 ± 0,05 mm
Chú thích 2 – Trong một số thiết bị, lực giữa hai bánh răng được áp dụng là dạng lò xo hoạt động trong rãnh trượt. Với các loại thiết bị đó ma sát của thiết bị có thể ảnh hưởng tới lực tác dụng vào mẫu thử. Để thiết bị phù hợp với yêu cầu của 5.2, thì nhất thiết phải đo để lực đạt yêu cầu, tránh bánh răng không chuyển động dịch chuyển tới bánh răng chuyển động, khoảng cách giữa hai bánh răng khoảng 200 mm.
5.3. Giá và lược
5.3.1. Giá: có chiều rộng tối thiểu là 19 mm với mặt cắt tương ứng với răng của bánh răng tạo sóng. Trên giá có chín răng và mỗi đầu có một phần hai răng để tạo được mười rãnh. Khoảng cách giữa các răng 8,50 mm ± 0,05 mm và chiều cao răng là 4,75 mm ± 0,05 mm. (Xem phần B hình 2 và 3).
5.3.2. Lược: có chiều rộng tối thiểu là 19 mm với mười ngạnh có
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 68/2001/QĐ-BKHCNMT ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam Chất lượng nước, Chất lượng không khí, An toàn bức xạ do Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Quyết định 2226/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 24 TCN 73:1999 về giấy làm lớp sóng của cáctông sóng do Bộ Công nghiệp ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6725:2000 về giấy, cáctông và bột giấy – Môi trường chuẩn để điều hòa và thử nghiệm
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 1866:2007 về Giấy - Phương pháp xác định độ bền gấp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6897:2010 (ISO 7263:2008) về Giấy làm lớp sóng - Xác định độ bền nén phẳng sau khi đã tạo sóng trong phòng thí nghiệm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6897:2001 về Giấy làm lớp sóng - Xác định độ bền nén phẳng sau khi đã tạo sóng trong phòng thí nghiệm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6897:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 28/12/2001
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra