Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
AN TOÀN BỨC XẠ - MIỄN TRỪ KHAI BÁO, ĐĂNG KÝ VÀ XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN BỨC XẠ
Radiation protection- Exemption from requirements of notification, registration and licencing
Lời nói đầu
TCVN 6870 : 2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn trên cơ sở tham khảo tiêu chuẩn của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA) BSS - 115 "Các tiêu chuẩn an toàn quốc tế cơ bản trong việc bảo vệ phòng chống tác hại bức xạ ion hóa và an toàn đối với các nguồn bức xạ" - 1996, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.
Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại Khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.
AN TOÀN BỨC XẠ - MIỄN TRỪ KHAI BÁO, ĐĂNG KÝ VÀ XIN GIẤY PHÉP AN TOÀN BỨC XẠ
Radiation protection - Exemption from requirements of notification, registration and licencing
Tiêu chuẩn này qui định các điều kiện để các cơ sở bức xạ có nguồn phóng xạ và thiết bị bức xạ được miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ.
2.1. Sự miễn trừ (Exemption): là sự quy định của cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ đối với các nguồn phóng xạ không phải chịu sự kiểm soát hạt nhân do chúng gây nguy hiểm bức xạ thấp.
Theo quy định này, có thể phân biệt các nguồn chưa bao giờ chịu sự kiểm soát (sự kiểm soát không bắt buộc) với các nguồn không còn chịu sự kiểm soát nữa (không bị kiểm soát khi hoạt độ giảm đến mức thanh lý), do trong cả hai trường hợp, sự nguy hiểm bức xạ là không đáng kể. Trường hợp sau là đặc biệt thích hợp đối với quản lý chất thải phóng xạ, khi ấy các nguồn phóng xạ không còn chịu sự kiểm soát của Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ vì đã đạt mức thanh lý.
2.2. Mức miễn trừ (Exemption levels): là các giá trị về hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng mà các nguồn phóng xạ có hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng bằng hoặc nhỏ hơn các giá trị đó không phải chịu sự kiểm soát hạt nhân của Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ do sự nguy hiểm bức xạ thấp, mức miễn trừ được quy định trong bảng 1.
2.3. Mức thanh lý (Clearance level): là các giá trị về hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng mà các nguồn phóng xạ có hoạt độ riêng hoặc hoạt độ tổng bằng hoặc nhỏ hơn các giá trị đó không còn chịu sự kiểm soát của Cơ quan quản lý Nhà nước về an toàn và kiểm soát bức xạ nữa.
2.4. Liều tích lũy hiệu dụng, E (t) (Committed effective dose): là đại lượng được xác định như sau:
E(t) = åT WTHT(t)
Trong đó:
HT(t) là liều tích lũy tương đương đối với tổ chức mô T trong khoảng thời gian t;
WT là trọng số mô đối với mô T. Khi t không được xác định cụ thể thì nó được lấy là 50 năm đối với người lớn và 70 năm đối với trẻ em.
2.5. Tương đương liều (Dose equivalent)
Là đại lượng được Ủy ban Quốc tế về các đơn vị và các phép đo bức xạ (ICRU) dùng để định nghĩa các đại lượng thực hành: Tương đương liều môi trường, tương đương liều theo hướng và tương đương liều cá nhân.
Đối với mục đích an toàn bức xạ, đại lượng tương đương liều đã được thay thế bằng đại lượng tương đương.
2.6. Tương đương liều môi trư
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 về an toàn bức xạ - vận chuyển an toàn chất phóng xạ - phần 1: quy định chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6866:2001 về An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7442:2004 (ISO 3925: 1978) về An toàn bức xạ - Chất phóng xạ hở - Xác định và chứng nhận
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7942-1:2008 (ISO 4037-1 : 1996) về An toàn bức xạ - Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon - Phần 1: Đặc tính bức xạ và phương pháp tạo ra bức xạ
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7945-1:2008 (ISO 10648-1 : 1997) về An toàn bức xạ - Tủ cách ly - Phần 1: Nguyên tắc thiết kế
- 1Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật 2006
- 2Nghị định 127/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật
- 3Quyết định 2226/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6867-1:2001 về an toàn bức xạ - vận chuyển an toàn chất phóng xạ - phần 1: quy định chung do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 05:2010/BKHCN về an toàn bức xạ - miễn trừ khai báo, cấp giấy phép do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6866:2001 về An toàn bức xạ - Giới hạn liều đối với nhân viên bức xạ và dân chúng
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7442:2004 (ISO 3925: 1978) về An toàn bức xạ - Chất phóng xạ hở - Xác định và chứng nhận
- 8Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7942-1:2008 (ISO 4037-1 : 1996) về An toàn bức xạ - Bức xạ chuẩn tia X và gamma hiệu chuẩn liều kế và máy đo suất liều và xác định đáp ứng của thiết bị theo năng lượng photon - Phần 1: Đặc tính bức xạ và phương pháp tạo ra bức xạ
- 9Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7945-1:2008 (ISO 10648-1 : 1997) về An toàn bức xạ - Tủ cách ly - Phần 1: Nguyên tắc thiết kế
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6870:2001 về An toàn bức xạ. - Miễn trừ khai báo, đăng ký và xin giấy phép an toàn bức xạ do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN6870:2001
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2001
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra