Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6593 : 2000

ASTM D 381 – 94

NHIÊN LIỆU LỎNG – XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHỰA THỰC TẾ - PHƯƠNG PHÁP BAY HƠI

Fuels – Determination of the exstent gum – Evaporation method

1. Phạm vi áp dụng

1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nhựa thực tế có trong nhiên liệu hàng không, hàm lượng nhựa có trong xăng ôtô hoặc các sản phẩm cất dễ bay hơi khác tại thời điểm tiến hành thử.

1.2. Tiêu chuẩn này quy định các điều kiện, thiết bị để xác định phần cặn không tan trong n-heptan của các loại nhiên liệu, trừ nhiên liệu hàng không.

1.3. Tiêu chuẩn này không đề cập đến các quy tắc an toàn liên quan đến việc áp dụng tiêu chuẩn. Người sử dụng tiêu chuẩn này phải có trách nhiệm lập ra các quy định thích hợp về an toàn và sức khỏe, đồng thời phải xác định khả năng áp dụng các giới hạn quy định trước khi sử dụng. Xem các chú thích 1, 2 và 4.

1.4. Theo hệ đơn vị SI, áp suất tính bằng kilô Pascal (kPa). Các giá trị ghi trong ngoặc đơn dùng để tham khảo.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 2698 : 1995 Sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp xác định thành phần cất.

ASTM D 1015 Phương pháp xác định điểm băng của hydrocacbon có độ tinh khiết cao.

ASTM D 1217 Phương pháp xác định khối lượng riêng và khối lượng riêng tương đối (tỷ trọng) của chất lỏng bằng tỷ trọng kế Bingham.

ASTM D 1218 Phương pháp xác định chỉ số khúc xạ và độ tán sắc khúc xạ của hydrocacbon lỏng.

ASTM D 2700 Phương pháp xác định đặc tính kích nổ của nhiên liệu ôtô và hàng không bằng phương pháp môtơ.

ASTM 4057 Dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ - Phương pháp lấy mẫu thủ công.

ASTM E 1 Nhiệt kế ASTM – Yêu cầu kỹ thuật.

ASTM E 29 Phương pháp sử dụng các chữ số có nghĩa trong các số liệu thử nghiệm để xác định sự phù hợp với các tiêu chuẩn yêu cầu kỹ thuật.

3. Thuật ngữ

3.1. Giải thích các thuật ngữ sử dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1.1. Hàm lượng nhựa thực tế - Phần cặn còn lại sau khi bay hơi của các loại nhiên liệu hàng không mà không có bất kỳ xử lý nào khác.

3.2. Đối với các nhiên liệu không phải nhiên liệu hàng không sử dụng các thuật ngữ sau:

3.2.1. Hàm lượng nhựa được rửa bằng dung môi – Lượng cặn còn lại sau khi bay hơi được rửa bằng n-heptan và sau đó loại bỏ dung dịch rửa.

Giải thích – Đối với xăng ôtô hoặc xăng không dùng cho hàng không trước đây hàm lượng nhựa được rửa bằng dung môi chính là hàm lượng nhựa thực tế.

3.2.2. Hàm lượng nhựa chưa qua rửa – Lượng cặn còn lại sau khi bay hơi của sản phẩm hoặc thành phẩm khi thử nghiệm mà không có bất kỳ xử lý nào khác.

4. Tóm tắt phương pháp

4.1. Cho bay hơi một lượng nhiên liệu xác định ở các điều kiện được kiểm soát về nhiệt độ, dòng không khí hoặc hơi. Đối với xăng hàng không và nhiên liệu tuốc bin phản lực, lượng cặn thu được đem cân và kết quả tính bằng số miligam trên 100 ml nhiên liệu. Đối với xăng ôtô, lượng cặn được cân trước và sau khi chiết với n-heptan và kết quả tính bằng miligam trên 100 ml.

5. Ý nghĩa và sử dụng

5.1. Trên thực  tế, phương pháp xác định hàm lượng nhựa trong xăng ôtô chưa được khẳng định chắc chắn. Đã có sự chứng minh rằng hàm lượng nhựa cao có thể gây ra đóng cặn ở hệ thống cảm ứng làm kẹt các van nạp, và trong nhiều trường hợp có thể cho rằng hàm lượng nhựa thấp sẽ đảm bảo cho hệ thống cảm ứng không gặp các sự cố. Tuy nhiên người sử dụng nên biết rằng bản thân phép thử này không liên quan với các cặn của hệ thống cảm ứng. Khi áp dụng tiêu chuẩn này cho xăng ôtô, mục đích cơ bản là xác định các sản phẩm bị ôxy hóa đã tạo thành trong mẫu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6593:2000 (ASTM D 381 – 94) về Nhiên liệu lỏng - Xác định hàm lượng nhựa thực tế - Phương pháp bay hơi

  • Số hiệu: TCVN6593:2000
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2000
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản