Hệ thống pháp luật

TCVN TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6443:1998

ISO 8644:1988

MÔ TÔ- VÀNH BÁNH HỢP KIM NHẸ - PHƯƠNG PHÁP THỬ
Motocycles - Light-alloy wheels - Test method

Lời nói đầu

TCVN 6443:1998 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn ISO 8644:1988.

TCVN 6443:1998 do ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC22

Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành.

MÔ TÔ- VÀNH BÁNH HỢP KIM NHẸ - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Motocycles - Light-alloy wheels - Test method

1 Phạm vi

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định độ tin cậy của vành bánh xe mô tô bằng hợp kim nhẹ trong điều kiện ứng suất sử dụng bình thường.

2 Lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các vành bánh xe của mô tô có hai hoặc ba bánh (bao gồm cả mô tô có trang bị các thùng xe ở bên cạnh) như đã định nghĩa trong TCVN 6211:1996 (ISO 3833), gồm các kiểu sau:

- Vành bánh xe hợp kim nhẹ nguyên

- Vành bánh xe hợp kim nhẹ ghép.

3 Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 6211:1996 (ISO 3833) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

4 Định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử các dụng định nghĩa sau:

4.1 Vành bánh xe hợp kim nhẹ nguyên: Vành bánh xe mà vành và các nan hoa hoặc đĩa được chế tạo như một chi tiết.

4.2 Vành bánh xe hợp kim nhẹ ghép: Vành bánh xe mà vành được chế tạo từ hợp kim nhẹ và các nan hoa hoặc đĩa được chế tạo từ hợp kim nhẹ hoặc thép và chúng được lắp ghép với nhau.

5 Thử

Các phép thử được thực hiện như sau:

a) thử mỏi uốn khi quay (thử mỏi động lực học đối với mô tô ba bánh và mô tô có trang bị các thùng xe bên) (xem điều 6);

b) thử tuổi thọ với tải trọng hướng kính (xem điều 7)

c) thử chịu va đập hướng kính (xem điều 8)

d) thử xoắn (xem điều 9)

e) thử rò rỉ không khí (chỉ áp dụng đối với các vành bánh xe được thiết kế để sử dụng với lốp không có xăm) (xem điều 10)

Mỗi phép thử được tiến hành với một vành bánh xe khác nhau.

6 Thử mỏi uốn khi quay (thử mỏi động lực học đối với mô tô ba bánh và mô tô có trang bị các thùng xe bên)

6.1 Thiết bị thử

Thiết bị thử phải tạo ra được mômen uốn không đổi tại tâm của vành bánh xe hợp kim nhẹ được quay với vận tốc không đổi. Ví dụ về thiết bị thử loại này được nêu trên hình 1.

Hình 1 - Thiết bị mẫu để thử mỏi

6.2 Điều kiện thử

6.2.1 Mômen uốn

Mômen uốn M, tính theo đêca niutơn mét, tác dụng phù hợp với yêu cầu của 6.3, được xác định theo công thức sau:

M = Sm. µ. W.r

Trong đó:

Sm là hệ số, bằng 0,7;

µ là hệ số ma sát giữa lốp xe và đường, bằng 0,7;

W là tải trọng lớn nhất trên bánh xe, đêca niutơn;

r là bán kính tĩnh lớn nhất, mét, của các lốp có thể được lắp với vành bánh xe.

6.2.2 Chiều dài cánh tay đòn

Chiều dài cánh tay đòn phải đảm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6443:1998 (ISO 8644:1988) về mô tô - vành bánh hợp kim nhẹ - phương pháp thử do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: TCVN6443:1998
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1998
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản