Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6443 : 2009

ISO 8644 : 2006

MÔ TÔ - VÀNH BÁNH HỢP KIM NHẸ - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Motorcycles - Light-alloy wheels - Test method

Lời nói đầu

TCVN 6443 : 2009 thay thế TCVN 6443 : 1998.

TCVN 6443 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 8644 : 2006.

TCVN 6443 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 22 Phương tiện giao thông đường bộ biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

MÔ TÔ - VÀNH BÁNH HỢP KIM NHẸ - PHƯƠNG PHÁP THỬ

Motorcycles - Light-alloy wheels - Test method

 

TCVN 6443 : 2009

 

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp xác định đặc tính sử dụng của vành bánh xe hợp kim nhẹ của mô tô trong điều kiện hoạt động bình thường trên đường bộ.

Tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho vành bánh xe mô tô hai hoặc ba bánh (bao gồm cả các mô tô có thùng bên cạnh) như quy định trong TCVN 6211, thuộc những kiểu sau:

- Vành bánh xe hợp kim nhẹ có kết cấu liền khối; và

- Vành bánh xe hợp kim nhẹ có kết cấu ghép.

2 Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi (nếu có).

TCVN 6211 (ISO 3833) Phương tiện giao thông đường bộ - Kiểu - Thuật ngữ và định nghĩa.

3 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1

Vành bánh xe hợp kim nhẹ có kết cấu liền khối (unit construction light-allow wheel)

Vành bánh xe có vành, nan hoa hoặc mâm vành, được chế tạo liền thành một khối.

3.2

Vành bánh xe hợp kim nhẹ có kết cấu ghép (composite construction light-allow wheel)

Vành bánh xe có vành được làm bằng hợp kim nhẹ, còn các thành phần khác của vành bánh xe được làm bằng hợp kim nhẹ hoặc các kim loại khác và được liên kết với vành thông qua mối ghép.

3.3

Thiết bị thử va đập tải trọng đơn (single impact test equipment)

Là thiết bị thử va đập trong đó tải trọng va đập là một khối lượng đơn được thả rơi tự do.

3.4

Thiết bị thử va đập kiểu con lắc (pendulum impact test equipment)

Là thiết bị thử va đập kiểu con lắc trong đó tải trọng va đập có thể dao động tự do.

3.5

Thiết bị thử va đập tải trọng kép (double mass impact test equipment)

Là thiết bị thử va đập trong đó cả tải trọng va đập chính và phụ được lắp ghép với nhau bằng lò xo xoắn và được thả rơi tự do để tạo lực tổng hợp.

4 Các phép thử

Các phép thử được thực hiện gồm có:

a) thử mỏi uốn khi quay (xem Điều 5);

b) thử độ bền lâu với tải trọng hướng tâm (xem Điều 6);

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6443:2009 (ISO 8644 : 2006) về Mô tô - Vành bánh hợp kim nhẹ - Phương pháp thử

  • Số hiệu: TCVN6443:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản