Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 6415-2 : 2005

GẠCH GỐM ỐP LÁT - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH KÍCH THƯỚC VÀ CHẤT LƯỢNG BỀ MẶT

Ceramic floor and wall tiles - Test methods - Part 2: Determination of dimensions and surface quality

1. Phạm vi áp dụng

Phần này của TCVN 6415 : 2005 quy định phương pháp xác định đặc tính kích thước (chiều dài, chiều rộng, chiều dày, độ thẳng cạnh, độ vuông góc, độ phẳng bề mặt) và chất lượng bề mặt của các loại gạch gốm ốp lát.

Gạch có diện tích nhỏ hơn 4 cm2 không cần đo chiều dài, chiều rộng, độ thẳng cạnh, độ vuông góc và độ phẳng bề mặt.

Khi đo chiều dài, chiều rộng, độ thẳng cạnh, độ vuông góc, cho phép bỏ qua các vết lồi lõm, sủi men hay các khuyết tật khác trên cạnh bên mà sẽ được giấu kín trong mạch vữa sau khi ốp lát.

2. Xác định chiều dài và chiều rộng

2.1. Dụng cụ

2.1.1. Thước calip, hoặc dụng cụ thích hợp khác để đo chiều dài.

2.2. Mẫu thử

Mẫu thử gồm mười viên gạch nguyên cho mỗi loại.

2.3. Cách đo

Đo kích thước mỗi cạnh bên của từng viên mẫu ở vị trí cách góc 5 mm, chính xác đến 0,1 mm.

2.4. Tính kết quả

Với gạch hình vuông, kích thước trung bình của cạnh là trung bình cộng của bốn giá trị đo. Kích thước trung bình cạnh của tổ mẫu thí nghiệm là trung bình cộng của 40 giá trị đo.

Với gạch hình chữ nhật, kích thước trung bình cạnh là trung bình cộng của hai giá trị đo cạnh tương ứng của từng cặp cạnh viên mẫu. Kích thước trung bình cạnh dài, rộng của tổ mẫu thí nghiệm là trung bình cộng của 20 giá trị đo tương ứng.

2.5. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả viên gạch;

c) tất cả các giá trị đo chiều dài và chiều rộng;

d) kích thước trung bình cạnh của từng viên mẫu thí nghiệm hình vuông và kích thước trung bình cạnh dài, rộng của từng viên mẫu hình chữ nhật;

e) kích thước trung bình cạnh của 10 viên mẫu thí nghiệm hình vuông và kích thước trung bình cạnh dài và rộng của 10 viên mẫu hình chữ nhật;

f) sai lệch kích thước trung bình của cạnh, tính theo phần trăm của mỗi viên gạch (hai hay bốn cạnh) so với kích thước làm việc;

g) sai lệch kích thước trung bình của cạnh, tính theo phần trăm của mỗi viên gạch (hai hay bốn cạnh) so với kích thước trung bình cạnh của tổ mẫu 10 viên (20 hay 40 cạnh).

3. Xác định chiều dày

3.1. Dụng cụ

3.1.1. Panme kiểu vặn vít, đường kính 5 mm đến 10 mm, hoặc dụng cụ đo thích hợp.

3.2. Mẫu thử

Mẫu thử gồm 10 viên gạch nguyên.

3.3. Cách đo

Với các loại gạch, trừ gạch có bề mặt không phẳng, kẻ hai đường chéo nối các góc và đo chiều dày tại điểm dày nhất của bốn đoạn kẻ. Chiều dày trung bình của mỗi viên gạch là giá trị trung bình của bốn vị trí đo, sai số đo lấy chính xác đến 0,1 mm.

Với loại gạch có bề mặt không phẳng, kẻ bốn đường thẳng tại góc vuông qua bề mặt gạch ở các khoảng cách bằng 0,125, 0,375, 0,625 và 0,875 lần chiều dài đo được từ điểm cuối. Đo chiều dày tại điểm dày nhất trên mỗi đường kẻ.

3.4. Tính kết quả

Đối với tất cả các loại gạch, kích thước trung bình của từng viên gạch là giá trị trung bình của 4 số đo. Chiều dày trung bình của mẫu là giá trị trung bình của 40 giá trị đo.

3.5. Báo cáo kết quả

Báo cáo kết quả bao gồm các thông tin sau:

a) viện dẫn tiêu chuẩn này;

b) mô tả vi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6415-2:2005 (ISO 10545-2:1995) về Gạch gốm ốp lát - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định kích thước và chất lượng bề mặt do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành

  • Số hiệu: TCVN6415-2:2005
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản