XƠ BÔNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN ĐỨT TƯƠNG ĐỐI CỦA CÁC CHÙM XƠ PHẲNG
Cotton fibres - Determination of breaking tenacity of flat bundles
0 Phần mở đầu
Đánh giá độ bền đứt trung bình của các mẫu bông bằng cách thử trên các xơ đơn là một công việc khó khăn và mất thời gian. Đối với cả 2 mục đích thương mại và kỹ thuật, có thể đánh giá nhanh bằng cách tiến hành xác định trên các chùm xơ phẳng gồm các xơ song song. Trong phương pháp này, các xơ ngắn được loại ra và tiến hành đo sức bền xơ tương ứng với lực đứt của các xơ dài hơn trong mẫu.
Các chùm xơ có thể được cố định bằng các kẹp. Các kẹp đó hoặc là tiếp xúc khít (chiều dài đo bằng không), hoặc là tách rời để có một chiều dài đo danh nghĩa quy định. Thử sức bền xơ với chiều dài đo bằng không thường được áp dụng trong thương mại, tuy nhiên một số nhà nghiên cứu cho rằng thử mẫu ở chiều dài đo bằng 3,2 mm thường cho mối quan hệ chặt chẽ hơn với độ bền của nhiều cấp sợi bông.
Các chuẩn bông quốc tế cho chiều dài đo bằng 0 và các chuẩn bông quốc gia cho chiều dài đo bằng 3,2 mm đã được thiết lập để các kiểm nghiệm viên khác nhau có thể hiệu chỉnh mức thử của họ với một mức thỏa thuận chung. Các chuẩn này cũng cho phép các kiểm nghiệm viên hiệu chỉnh mức kết quả thử có được từ các phép đo trên các dụng cụ có sự tăng tải trọng khác nhau với mức chuẩn thỏa thuận.
1.1. Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền đứt tương đối của xơ bông được xếp song song trong 1 chùm xơ phẳng. Phương pháp được áp dụng đối với xơ bông nguyên liệu hoặc xơ bông trong các giai đoạn khác nhau của quá trình gia công hoặc các xơ bông được tách ra từ thành phẩm. Phương pháp có thể được áp dụng cho các xơ thử ở một chiều dài đo danh nghĩa bằng không hoặc ở một chiều dài đo hạn chế.
1.2. Phương pháp chủ yếu dành để sử dụng các thiết bị thử, được thiết kế để chuyên dùng với các chùm xơ phẳng (xem các phụ lục). Phương pháp có thể dùng với các phương tiện thử độ bền khác nếu được trang bị phù hợp với các kẹp xơ.
TCVN 1748 - 1991 (ISO 139) Vật liệu dệt - Môi trường chuẩn để điều hòa và thử.
ISO 1130: 1975 Vật liệu dệt - Một số phương pháp lấy mẫu để thử.
3.1. Chiều dài làm việc
Chiều dài của mẫu thử chịu sức căng quy định được đo từ miệng kẹp này tới miệng kẹp kia của hàm kẹp ở vị trí xuất phát khi bắt đầu thử.
3.2. Tải trọng đứt
Tải trọng (lực) lớn nhất tác dụng lên mẫu thử gây ra đứt mẫu.
3.3. Độ bền kéo
Độ bền của một mẫu thử chịu một lực kéo căng khác biệt với lực xoắn, nén hoặc cắt và được biểu thị bằng lực trên đơn vị mặt cắt ngang của mẫu không bị kéo căng.
3.4. Độ bền tương đối
Lực căng trên đơn vị mật độ dài của mẫu thử không bị kéo căng biểu thị bằng centiniutơn trên tex.
3.5. Độ bền đứt tương đối
Độ bền tương đối tương ứng với tải trọng đứt.
4.1. Dụng cụ thử sức căng thích hợp với việc xác định tải trọng đứt chùm xơ phẳng với độ chính xác 0,5%.
Chú thích - Hai dụng cụ thử độ bền của chùm xơ có bán trên thị trường được mô tả trong các phụ lục. Các dụng cụ thử sức căng khác có thể được sử dụng nếu được trang bị dụng cụ kèm theo để điều tiết các kẹp xơ.
4.2. Các kẹp mẫu thử có thể lấy ra khỏi dụng cụ thử
Độ dày tổng cộng của kẹp là 11,8 mm và 1 miếng đệm có bề dày 3,2 mm là phù hợp bởi vì những số liệu về sự chính xác (xem 9.2) dựa trên các kẹp có kích thước như vậy.
4.3. Trụ đỡ hàm kẹp bao gồm một đồ gá có trang bị một vít định vị hoặc “cam” để giữ các kẹp kh
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3571:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ bông, xơ hoá học, xơ len - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4180:2009 (ASTM D 1440 : 2007) về vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định chiều dài và phân bố chiều dài (Phương pháp sắp hàng)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4182:2009 (ASTM D 1445 : 2005) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định độ bền đứt và độ giãn dài khi đứt (Phương pháp chùm xơ dẹt)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4183:2009 (ASTM D 1442 : 2006) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định độ chín (Quy trình trương nở bằng natri hydroxit và ánh sáng phân cực)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4184:1986 về Nguyên liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất và khuyết tật được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5465-5:2009 (ISO 1833-5 : 2006) về vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 5: Hỗn hợp xơ visco, xơ cupro hoặc xơ modal và xơ bông (phương pháp sử dụng natri zincat)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5465-6:2009 (ISO 1833-6:2006) về Vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 6: Hỗn hợp xơ visco và một số xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và xơ bông (phương pháp sử dụng axit formic và kẽm clorua)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4894:1989 (ST SEV 2039-79)
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6033:1995 (ISO 2403 : 1972) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định trị số microne
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11964:2017 (ISO 18068:2014) Vật liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp đo hàm lượng đường bằng quang phổ
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3571:1981 về nguyên liệu dệt - Xơ bông, xơ hoá học, xơ len - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4180:2009 (ASTM D 1440 : 2007) về vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định chiều dài và phân bố chiều dài (Phương pháp sắp hàng)
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4182:2009 (ASTM D 1445 : 2005) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định độ bền đứt và độ giãn dài khi đứt (Phương pháp chùm xơ dẹt)
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4183:2009 (ASTM D 1442 : 2006) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định độ chín (Quy trình trương nở bằng natri hydroxit và ánh sáng phân cực)
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4184:1986 về Nguyên liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp xác định tỷ lệ tạp chất và khuyết tật được chuyển đổi năm 2008 do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5465-5:2009 (ISO 1833-5 : 2006) về vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 5: Hỗn hợp xơ visco, xơ cupro hoặc xơ modal và xơ bông (phương pháp sử dụng natri zincat)
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5465-6:2009 (ISO 1833-6:2006) về Vật liệu dệt - Phân tích định lượng hóa học - Phần 6: Hỗn hợp xơ visco và một số xơ cupro hoặc xơ modal hoặc xơ lyocell và xơ bông (phương pháp sử dụng axit formic và kẽm clorua)
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4894:1989 (ST SEV 2039-79)
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6033:1995 (ISO 2403 : 1972) về Vật liệu dệt - Xơ bông - Xác định trị số microne
- 10Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11964:2017 (ISO 18068:2014) Vật liệu dệt - Xơ bông - Phương pháp đo hàm lượng đường bằng quang phổ
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6034:1995 (ISO 3060 : 1974) về Xơ bông - Xác định độ bền đứt tương đối của các chùm xơ phẳng
- Số hiệu: TCVN6034:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực