- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 2
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
CHẤT LƯỢNG NƯỚC - LẤY MẪU – HƯỚNG DẪN LẤY MẪU NƯỚC NGẦM
Water quality - Sampling - Guidance on sampling of ground water
ISO 5667-11: 1992
Tiêu chuẩn này cung cấp hướng dấn lập các chương trình lấy mẫu, kĩ thuật lấy mẫu và xử lí mẫu nước ngầm để đánh giá vật lí, hóa học và sinh vật học. Nó không bao gồm việc lấy mẫu để kiểm tra thường xuyên việc khai thác nước ngầm làm nước uống hoặc những mục đích khác, nhưng nó liên quan tới sự điều tra chung chất lượng nước ngầm. Do sự phức tạp của các hệ nước ngầm, nhiều áp dụng lấy mẫu riêng cần đến lời khuyên của các chuyên gia địa thủy văn mà không thể trình bày chi tiết trong tiêu chuẩn này.
Xác định mục đích lấy mẫu nước ngầm là cần thiết trước khi chọn nguyên tác áp dụng cho một chương trình lấy mẫu cụ thể. Mục đích chính của các chương trình lấy mẫu nước ngầm là điều tra chất lượng cấp nước từ nước ngầm, phát hiện và đánh giá sự ô nhiễm nước ngầm, và tham gia quản lí tài nguyên nước ngầm. Những nguyên tắc trình bày trong tiêu chuẩn này cũng được áp dụng cho những mục tiêu cụ thể hơn sau đây:
a) Xác định tính thích hợp của nước ngầm để làm nguồn nước uống hoặc nước công/nông nghiệp, và giám sát chất lượng của nó khi cung cấp.
b) Để phát hiện sớm sự ô nhiễm của tầng ngậm nước gây ra bởi những hoạt động độc hại tiềm ẩn ở trên hoặc dưới mặt đất (thí dụ các điểm đổ phế thải, phát triển nghiệp, khai khoáng, hoạt động nông nghiệp, thay đổi canh tác);
c) Để hiểu và giám sát sự di chuyển của các chất ô nhiễm nhằm đánh giá tác động của chúng đến chất lượng nước ngầm và để chuẩn hóa và hiệu lực hóa những mô hình chất lượng nước ngầm thích hợp;
d) Để phát triển sự hiểu biết về những biến động của chất lượng nước ngầm, kể cả những biến động gây ra do cố ý (thí dụ thay đổi chể độ bơm nước ngầm, hiệu ứng thấm từ các dòng thải xuống nước ngầm, các hoạt động làm sạch các điểm thải), để đạt được sự quản lí tối ưu tài nguyên;
e) Để thu thập dữ liệu cho việc tăng cầng thi hành luật kiểm soát ô nhiễm.
Những tiêu chuẩn sau đây được áp dụng cùng với tiêu chuẩn này:
ISO 5667- 1: 1980, Chất lượng nước - Lấy mẫu - Phần 1: Hướng dẫn lập các chương trình lấy mẫu.
TCVN 5992: 1995 (ISO 5667- 2: 1991), Chất lượng nước – Lấy mẫu – Hướng dẫn kĩ thuật lấy mẫu.
TCVN 5993: 1995 (ISO 5667- 3: 1985), Chất lượng nước - Lấy mẫu -Hướng dẫn bảo quản và xử lí mẫu.
TCVN 5981: 1995 (ISO 6107- 2: 1989), Chất lượng nước - Thuật ngữ - Phần 2
Trong tiêu chuẩn này áp dụng những định nghĩa sau:
3.1. Tần ngậm nước: Sự kiến tạo của tầng đá, cát hoặc sỏi thấm nước (nền hoặc địa tầng) và có thể thu được lượng nước lớn.
3.2. Tầng cách nước vững chắc: Một tầng ngậm nước gồm vật chất rắn chắc do sự xi măng hóa hoặc do sự nén.
3.3. Nước ngầm: Nước được giữ trong một địa tầng ở dưới mặt đất và thường có thể khai thác được
3.4. Giếng, giếng khoan: Một lỗ sâu dưới đất dùng để lấy nước hoặc để thăm dò. Giếng thường có trường kính rộng hơn giếng khoan và thường được đào hơn là khoan. Một giếng khoan thường chỉ dùng cho mục đích giám sát và có thể được nối với ống vách và ống lọc thích hợp ở độ sâu nhất định.
3.5. Nước mạch lộ: Nước ngầm chảy lên mặt đất một cách tự nhiên.
3.6. Nước hốc: Nước ở các lỗ hổng, ở trong hốc đá, sỏi.
3.7. ống vách: Một ống bằng chất rắn dùng để bao tạm thời hay vĩnh viễn một giếng hoặc giếng khoan và để tránh các chất rắn của tầng ngậm nước lọt vào giếng khoan và để bảo đảm nước ngầm chỉ vào giếng khoan ở một độ sâu nhất định qua ống lọc.
3.8. ống lọc: Một loại ống được thiết kể có nhiều l
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Quyết định 2920-QĐ/MTg năm 1996 về việc áp dụng tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường do Bộ Khoa học, công nghệ và môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5981:1995 (ISO 6107-2: 1989) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 2
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5984:1995 (ISO 6107-5: 1993) về chất lượng nước - thuật ngữ - phần 5
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5992:1995 về chất lượng nước - lấy mẫu - hướng dẫn kỹ thuật lấy mẫu
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5993:1995 (ISO 5667-3: 1985) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5525:1995 (ST SEV 3079:81) về chất lượng nước - yêu cầu chung về việc bảo vệ nước ngầm do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6663-11:2011 (ISO 5667-11:2009) về Chất lượng nước – Lấy mẫu- Phần 11: Hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6000:1995 (ISO 5667-11: 1992) về chất lượng nước - lấy mẫu – hướng dẫn lấy mẫu nước ngầm
- Số hiệu: TCVN6000:1995
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1995
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực