Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 5818 - 1994

PHẤN RÔM

Heat rash powder

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phấn rôm được sản xuất chủ yếu từ bột tan.

1. Quy định chung

1.1. Phấn rôm phải đảm bảo tác dụng: Tạo mát cho da, chống nấm và sát trùng.

Phấn rôm không được gây nhiễm độc cấp diễn hoặc trường diễn và không gây kích ứng cho người dùng

1.2. Thành phần nguyên liệu chính dùng để sản xuất phấn rôm là:

1.2.1. Chất tạo mát da

- Bột tan (Magiê silicat hydrat 3 MgO. 4 SiO2.H2O) theo TCVN 454 - 70.

- Bột gạo theo TCVN 883 - 70

- Magiê stearat, magiê cacbonat, titan oxyt.

1.2.2. Chất có tác dụng chống nấm, sát trùng

- Axit salisilic (axit hydroxy 2 benzoic) theo TCVN 431 - 89

- Natri borat (Na2B2O7.10H2O) theo TCVN 719 - 70

- Kẽm oxyt (ZnO) theo TCVN 677 - 70

1.2.3. Chất thơm

Là các hương liệu dùng trong dược phẩm và thực phẩm

1.3. Cấm dùng

- Các loại bột khoáng có chứa tinh thể silic sắc nhọn, dễ cọ sát gây thương tổn và kích ứng da.

- Các loại muối của chì, thủy ngân, bimut.

- Các loại bột thảo mộc, có độ bám phủ da kém do tinh thể tròn thô như bột khoai tây, bột mỳ

2. Yêu cầu kỹ thuật

Phấn rôm phải đạt các yêu cầu kỹ thuật quy định trong bảng 1.

Bảng 1

Tên chỉ tiêu

Mức

1. Trạng thái

Bột mịn, mát tay. Không vón cục, không có tạp chất lạ, không có tinh thể sắc nhọn.

2. Độ mịn

100% lọt qua rây số 22 (kích thước lỗ 0,125 mm)

3. Màu sắc

Đồng nhất, màu trắng. Độ trắng không nhỏ hơn 90% so với bảng chuẩn độ trắng.

4. Hàm lượng nước và chất bay hơi tính bằng % khối lượng, không lớn hơn

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5818:1994 về Phấn rôm

  • Số hiệu: TCVN5818:1994
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1994
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản