KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HƠI KHÍ ĐỘC PHƯƠNG PHÁP CHUNG LẤY MẪU
Lời nói đầu
TCVN 5754 - 1993 do Viện Nghiên cứu KHKT Bảo hộ lao động (Tổng liên đoàn Lao động Việt nam) biên soạn, được xây dựng trên cơ sở MDHS 70: Method for the Determination of Hazardous substances - 1990 (Phương pháp xác định các chất độc hại) do cơ quan Health and Safety ban hành, Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số: 1852/QĐ ngày 31 tháng 12 năm 1993.
KHÔNG KHÍ VÙNG LÀM VIỆC - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NỒNG ĐỘ HƠI KHÍ ĐỘC - PHƯƠNG PHÁP CHUNG LẤY MẪU
Work-place air - Methods for determination of toxic gases and vapours - General methods for sampling
Tiêu chuẩn này quy định 3 phương pháp lấy mẫu hơi khí độc ở vùng làm việc gồm: phương pháp lấy mẫu trực tiếp, phương pháp hấp thụ bằng dung tích, phương pháp hấp thụ bằng chất rắn để sau đó phân tích ở phòng thí nghiệm.
Tiêu chuẩn này cũng được áp dụng để l ấy mẫu ở môi trường k hông khí nói chung.
1.1. Vị trí, thời gian, địa điểm lấy mẫu và số lượng mẫu cần phải đáp ứng được nội dung công việc đề ra.
1.2. Khảo sát đánh giá sơ bộ thành phần nồng độ hơi khí độc tại nơi cần tiến hành lấy mẫu, trên cơ sở đó xác định phương pháp lấy mẫu phù hợp.
1.3. Dán nhãn ống, bình đựng mẫu, cần ghi rõ các thông tin cần thiết về ngày tháng, nơi lấy mẫu, vị trí lấy mẫu, thời gian lấy mẫu, tốc độ lấy mẫu thể tích mẫu và loại hơi khí độc.
1.4. Mẫu cần bảo quản ở nơi có các điều kiện thích hợp.
2.1. Phương pháp trực tiếp.
2.1.1. Nguyên tắc.
Mẫu hơi khí tại nơi làm việc được lấy vào dụng cụ đựng mẫu (bình, chai hoặc túi nhựa mềm) khoá kín, để đưa về phân tích ở phòng thí nghiệm. Phương pháp lấy mẫu chỉ thực hiện khi nồng độ ô nhiễm bởi hơi khí độc cao hoặc nồng độ tương đối ổn định mà thiết bị phòng thí nghiệm đủ độ nhạy để phân tích.
2.1.2. Dụng cụ và thiết bị.
2.1.2.1. Dụng cụ đựng mẫu (bình, chai, túi nhựa mềm).
2.1.2.2. Bơm lấy mẫu hoặc máy hút không khí.
2.1.2.3. Máy thổi khí, bơm tay hoặc quả bóp cao su (khi lấy mẫu bằng túi nhựa mềm và bằng thay thế không khí).
2.1.2.4. Máy hút chân không có đồng hồ đo độ chân không (khi lấy mẫu bằng bình chân không).
2.1.3. Chuẩn bị lấy mẫu.
2.1.3.1. Khi lấy mẫu bằng bình hút chân không:
- Hút chân không sẵn các bình lấy mẫu tại phòng thí nghiệm;
- Bình phải đủ độ dày và đảm bảo độ kín;
- Bảo quản cẩn thận bình hút chân không đưa đến nơi lấy mẫu;
- Tính thể tích chân không thực theo công thức:
Trong đó:
V - thể tích chân không thực của bình;
VC - thể tích của bình;
PT - áp suất khí quyển;
P - áp suất đọc được ở đồng hồ đo.
2.1.3.2. Khi lấy bằng túi nhựa mềm:
- đối với từng loại túi lấy mẫu khác nhau, trước khi sử dụng để lấy mẫu cần được đánh giá tính phù hợp với từng loại hơi khí hoặc hỗn hợp hoưi khí được lấy (xem mục 1 của phụ lục).
- Túi phải được làm sạch bằng không khí sạch trước khi lấy mẫu.
2.1.3.3. Khi lấy mẫu bằng bình chứa nước phải đổ nước đầy bình không được có bọt, đậy nắp kín để đưa đến nơi lấy mẫu.
2.1.4. Lấy mẫu
2.1.4.1. Thời gi
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5509:1991 về không khí vùng làm việc - bụi chứa silic - nồng độ tối đa cho phép và đánh giá ô nhiễm bụi do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5704:1993 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định hàm lượng bụi do do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4499:1988 về không khí vùng làm việc - phương pháp đo nồng độ chất độc bằng ống bột chỉ thị do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4877:1989 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định clo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508:1991 về không khí vùng làm việc vi khí hậu - Giá trị cho phép, phương pháp đo và đánh giá do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7365:2003 về không khí vùng làm việc - giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508:2009 về Không khí vùng làm việc - Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo
- 1Quyết định 2922/QĐ-BKHCN năm 2008 tiêu chuẩn quốc gia do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5509:1991 về không khí vùng làm việc - bụi chứa silic - nồng độ tối đa cho phép và đánh giá ô nhiễm bụi do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5704:1993 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định hàm lượng bụi do do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4499:1988 về không khí vùng làm việc - phương pháp đo nồng độ chất độc bằng ống bột chỉ thị do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4877:1989 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định clo do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508:1991 về không khí vùng làm việc vi khí hậu - Giá trị cho phép, phương pháp đo và đánh giá do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7365:2003 về không khí vùng làm việc - giới hạn nồng độ bụi và chất ô nhiễm không khí tại các cơ sở sản xuất xi măng do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5508:2009 về Không khí vùng làm việc - Yêu cầu về điều kiện vi khí hậu và phương pháp đo
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5754:1993 về không khí vùng làm việc - Phương pháp xác định nồng độ hơi độc - Phương pháp chung lấy mẫu do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN5754:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 31/12/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực