TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
Canned foods
Preparation of solution of reageuts, dyes indicators and nutrient medium for microbiological analysis
Tiêu chuẩn này phù hợp với ST SEV 3833 - 82.
1.1. Để pha chế các dung dịch thuốc thử, thuốc nhuộm, chỉ thị và môi trường dinh dưỡng, nếu không có những quy định riêng nào khác, cần sử dụng: nước cất.
Thuốc thử loại tinh khiết hoá học và tinh khiết phân tích tương ứng với các thông số về dạng bên ngoài, mùi, độ hoà tan, khối lượng, thể tích, nhiệt độ và độ chính xác phép đo được quy định trong các quy định hiện hành.
Thuốc thử và dung dịch phụ chuẩn bị theo các quy định hiện hành;
Dung dịch chỉ thị chuẩn bị theo quy định hiện hành;
Các môi trường dinh dưỡng khô, các hợp phần khô hoặc tươi dùng để chuẩn bị môi trường dinh dưỡng như thịt, cá, sữa, rau, quả, nấm men, trứng gà, phải tương ứng với các yêu cầu trong tiêu chuẩn hiện hành.
1.2. Khi chuẩn bị các dung dịch thuốc thử, thuốc nhuộm, chỉ thị và môi trường dinh dưỡng, cần ghi rõ tỉ lệ giữa các chất theo các đơn vị đại lượng vật lý đã quy định.
1.3. Khi pha chế các dung dịch thuốc thử, thuốc nhuộm, chỉ thị, cần sử dụng các dụng cụ đo dung tích cấp A, khi pha chế môi trường dinh dưỡng (nếu không có những quy định riêng nào khác) có thể sử dụng dụng cụ đo dung tích cấp B.
1.4. Chuẩn bị môi trường dinh dưỡng trong các dụng cụ chứa bằng thủy tinh hoặc tráng men. Đối với dụng cụ thủy tinh mới (gồm: bình, ống nghiệm, pipet, đĩa pêtri), trước khi sử dụng, cần ngâm trong dung dịch axit clohydric 1 - 2% trong vòng 12 - 24 giờ, rửa bằng nước máy sau đó bằng nước cất rồi thanh trùng trong nồi hấp ở 121 ± 10C trong 1 giờ. Đối với những dụng cụ thủy tinh đã sử dụng, cần thanh trùng ở 121 ± 10C trong nồi hấp trong một giờ đổ hết lượng chứa và rửa sạch cặn bẩn bằng các dung dịch rửa, tráng sạch bằng nước máy và sau đó bằng nước cất.
1.5. Nếu trong tiêu chuẩn hiện hành có mô tả các môi trường dinh dưỡng khác biệt nhau do trong thành phần có hoặc không chứa dịch chiết nấm men, thì khi phân tích đồ hộp xuất hoặc nhập khẩu chỉ sử dụng môi trường có chiết men hoặc dịch chiết nấm men. Đối với đồ hộp không dùng với mục đích trên, cho phép sử dụng các môi trường dinh dưỡng tương tự chuẩn bị theo tiêu chuẩn hiện hành.
1.6. Nếu trong cách chuẩn bị các môi trường dinh dưỡng không ghi rõ các điều kiện để hoà tan các môi trường dinh dưỡng hay các hợp phần khô thì khuấy tan chúng trong nước có nhiệt độ phòng ít nhất 15 phút sau đó, nếu cần, đun nóng.
1.7. Điều chỉnh pH của môi trường
Điều chỉnh pH ở nhiệt độ phòng đến mức cần thiết bằng cách cho thêm dung dịch natri hydroxit 10% hoặc dung dịch axit clohydric 25% hay dung dịch axit xitric 20% vào từng giọt và khuấy, đồng thời xác định độ pH của mẫu được lấy định kỳ bằng điện thế kế hoặc chỉ thị mầu. Giá trị pH của môi trường dinh dưỡng khi thanh trùng có thể bị thay đổi. Khi kiềm hoá môi trường bằng dung dịch kiềm, pH sau khi sôi và thanh trùng sẽ giảm đi 0,2, còn khi chuẩn bị các môi trường có nước chiết gan, hỗn hợp vitamin B, pH sẽ giảm 0,3 - 0,4. Do đó khi chuẩn bị môi trường, cần điều chỉnh cho pH cao hơn giá trị đã định khoảng 0,2 - 0,4, đun sôi cho đến khi pH giảm đi 0,2 - 0,3, tiếp tục kiểm tra pH, điều chỉnh nếu cần và thanh trùng nồi hấp. Nhất thiết phải kiểm tra pH sau khi thanh trùng.
1.8. Thanh trùng môi trường dinh dưỡng theo TCVN 4886 - 89 (ST SEV 3013-81) nếu trong tiêu chuẩn hiện hành không có các quy định riêng nào khác.
1.9. Bảo quản môi trường dinh dưỡng đã chuẩn bị ở nhiệt độ phòng không quá 3 ngày hoặc ở 4 ± 10C không quá 1 tháng, nếu trong tiêu chuẩn hiệ
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5606:1991 (CODEX STAN 55 – 1981) về đồ hộp rau - nấm hộp do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5607:1991 (CODEX STAN 78 – 1981) về đồ hộp quả - quả hỗn hợp
- 3Tiêu chuẩn ngành 28TCN 137:1999 về cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản - điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Thủy sản ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3216:1994 về đồ hộp rau quả - phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5605:1991 (CODEX STAN 13-1981) về đồ hộp rau - cà chua đóng hộp do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1976:1988 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng - quy định chung
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1977:1988 (ST SEV 5337 - 85) về đồ hộp - xác định hàm lượng đồng bằng phương pháp trắc quang
- 1Quyết định 2669/QĐ-BKHCN năm 2008 hủy bỏ Tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5606:1991 (CODEX STAN 55 – 1981) về đồ hộp rau - nấm hộp do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5607:1991 (CODEX STAN 78 – 1981) về đồ hộp quả - quả hỗn hợp
- 4Tiêu chuẩn ngành 28TCN 137:1999 về cơ sở sản xuất đồ hộp thủy sản - điều kiện đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm do Bộ Thủy sản ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4886:1989 (ST SEV 3013 – 81) về sản phẩm thực phẩm và gia vị - trình tự lấy mẫu để phân tích vi sinh vật
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3216:1994 về đồ hộp rau quả - phân tích cảm quan bằng phương pháp cho điểm do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5605:1991 (CODEX STAN 13-1981) về đồ hộp rau - cà chua đóng hộp do Ủy ban Khoa học Nhà nước ban hành
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1976:1988 về đồ hộp - phương pháp xác định hàm lượng kim loại nặng - quy định chung
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1977:1988 (ST SEV 5337 - 85) về đồ hộp - xác định hàm lượng đồng bằng phương pháp trắc quang
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5449:1991 (ST SEV 3833 – 82) về đồ hộp - chuẩn bị dung dịch thuốc thử, thuốc nhuộm, chỉ thị và môi trường dinh dưỡng dùng cho phân tích vi sinh
- Số hiệu: TCVN5449:1991
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 17/07/1991
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực