Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
THỨC ĂN CHĂN NUÔI - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH VỎ HẠT THẦU DẦU BẰNG KÍNH HIỂN VI
Animal feeding stuffs - Determination of castor oil seed husks microscopical method
Tiêu chuẩn này hoàn toàn phù hợp với ISO 5061-83, quy định phương pháp xác định trực tiếp vỏ hạt thầu dầu (Ricinus communis) trong thức ăn hỗn hợp cho chăn nuôi và khô dầu thầu dầu).
Giới hạn phát hiện là 5mg/kg.
Đun sôi mẫu theo thứ tự với dung dịch axit nitric và dung dịch natri hydroxit. Rửa và tách cặn bằng chất lọc sấy khô, dùng kính hiển vi để phát hiện những mảnh vỏ hạt thầu dầu và cân.
2.1. Thuốc thử
Thuốc thử sử dụng phải là loại tinh khiết phân tích. Nước sử dụng phải là nước cất hoặc nước có độ tinh khiết tương đương
2.1.1. Axit nitric dung dịch 10% (V/V)
2.1.2. Dung dịch natri hydroxit 25g/l
2.2. Dụng cụ
2.2.1. Kính hiển vi hai thị kính có độ phóng đại 10 saaysVV.
2.2.2. Kính hiển vi và những phụ tùng.
2.2.3. Tủ sấy, có nhiệt độ khống chế 103 ± 20C.
2.2.4. Màng lọc nylon có đường kính lỗ 100mm chịu được axit loãng và kiềm loãng.
2.2.5. Rây có đường kính lỗ 3mm.
2.2.6. Cốc sứ có dung tích 1000 đến 2000 ml.
2.2.7. Ống đong dung tích tối thiểu 1000 ml.
2.2.8. Hộp sấy (đĩa) có kích thước 140mm x 80mm.
2.2.9. Bình hút ẩm.
2.2.10. Cân phân tích.
3. Lấy mẫu: Theo TCVN 4325-86
4.1. Chuẩn bị mẫu thử
Trộn đều mẫu thử trong phòng thí nghiệm.
4.1.1. Khô dầu hay thức ăn viên
Xay thô mẫu sao cho chúng lọt hoàn toàn qua rây. Sau khi rây trộn thật đều
4.2. Cân mẫu
Cân với độ chính xác 0,1g khoảng 100g mẫu rồi cho vào cốc.
4.3. Xác định
4.3.1. Cho vào 500 đến 700 ml dung dịch axit nitric đem đun sôi, khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, đun sôi trong nửa phút, lọc qua màng lọc nylon. Rửa cặn bằng nước nóng rồi đổ trở lại đĩa sứ. Cho thêm 500 đến 700 ml dung dịch natri hydroxit (NaOH), đun sôi, khuấy liên tục bằng đũa thủy tinh, để sôi độ nửa phút. Chuyển mẫu sang bình định mức dùng nước đổ đầy bình.
4.3.2. Cho dòng nước nhỏ chảy qua ống thủy tinh vào khoảng 2/3 bình định mức. Điều chỉnh dòng chảy sao cho chỉ có những hạt cực nhỏ lơ lửng trong dịch còn những mảnh vỏ hạt thầu dầu thì lắng xuống dưới đáy. Tiếp tục làm như vậy cho đến khi loại bỏ hết những hạt lơ lửng trong dung dịch. Chắt đi 2/3 lượng nước trong bình, phần còn lại lọc qua màng lọc nylon.
4.3.3. Chuyển cặn sang hộp sấy. Kiểm tra bằng kính hiển vi hay kính lúp. Dùng panh gắp những mảnh vỏ hạt thầu dầu đặt lên trên một nền trắng để nhận rõ. Sấy khô 4 giờ trong tủ sấy ở nhiệt độ 103 ± 20C làm nguội đến nhiệt độ môi trường trong bình hút ẩm và dùng kính hiển vi xác định những mảnh bằng cách so sánh chúng với vỏ hạt thầu dầu đã được xử lý theo qui trình trên. Vỏ hạt thầu dầu cấu trúc đặc biệt – đen hoặc nâu. Những mảnh góc có đặc điểm bề mặt thô, điều này có thể thấy khi xem ở độ phóng đại nhỏ (xem hình vẽ).
Thu các mảnh vỏ, sau đó đem cân với độ chính xác 0,1 mg
4.4. Số lần phân tích
Tiến hành 3 lần phân tích trên cùng một mẫu
Hàm lượng vỏ hạt thầu dầu (X) được tính bằng mg/kg sản phẩm theo công thức:
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn ngành 10TCN 868:2006 về thức ăn chăn nuôi - quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10TCN 984:2006 về thức ăn chăn nuôi - bột cá - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6599:2000 (ISO 6651 : 1987) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng aflatoxin B1 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329:1993 về thức ăn chăn nuôi - phương pháp xác định hàm lượng xơ thô
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327:1993 về thức ăn cho chăn nuôi - phương pháp xác định hàm lượng tro
- 1Quyết định 728/QĐ-BKHCN năm 2007 hủy bỏ tiêu chuẩn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn ngành 10TCN 868:2006 về thức ăn chăn nuôi - quy trình sản xuất thức ăn chăn nuôi công nghiệp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Tiêu chuẩn ngành 10TCN 984:2006 về thức ăn chăn nuôi - bột cá - yêu cầu kỹ thuật do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6599:2000 (ISO 6651 : 1987) về thức ăn chăn nuôi - xác định hàm lượng aflatoxin B1 do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4325:1986 về thức ăn chăn nuôi - lấy mẫu và chuẩn bị mẫu do Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4329:1993 về thức ăn chăn nuôi - phương pháp xác định hàm lượng xơ thô
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4327:1993 về thức ăn cho chăn nuôi - phương pháp xác định hàm lượng tro
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4805:2007 (ISO 05061 : 2002) về thức ăn chăn nuôi - xác định vỏ hạt thầu dầu - phương pháp dùng kính hiển vi
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4805:1989 (ISO 5061 - 1983) về thức ăn chăn nuôi - phương pháp xác định vỏ hạt thầu dầu bằng kính hiển vi
- Số hiệu: TCVN4805:1989
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1989
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra