Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4787 : 2001

XI MĂNG – PHƯƠNG PHÁP LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU THỬ

Cement – Methods of taking and preparing samples

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp, dụng cụ và các yêu cầu cần áp dụng để lấy mẫu xi măng đại diện cho lô hàng, nhằm thử nghiệm đánh giá chất lượng xi măng trước, trong và sau khi giao hàng.

Tiêu chuẩn này áp dụng khi lấy mẫu xi măng cho các mục đích sau:

a) thẩm định việc sản xuất xi măng tại một thời điểm so với tiêu chuẩn (ví dụ, thẩm định việc đáp ứng của xi măng trong khâu kiểm soát chất lượng nội bộ của cơ sở sản xuất hoặc theo yêu cầu của thủ tục chứng nhận); hoặc:

b) thẩm định sự phù hợp của việc cung ứng hoặc sự phù hợp của lô hàng với tiêu chuẩn, thẩm định các điều khoản trong hợp đồng hoặc quy định trong đơn đặt hàng.

Tiêu chuẩn này áp dụng để lấy mẫu các loại xi măng1):

a) chứa trong silô và trên dây chuyền sản xuất;

b) chứa trong bao, can, thùng hoặc các loại bao gói khác;

c) được vận chuyển dưới dạng xi măng rời bằng các phương tiện đường bộ, trong toa tàu hỏa, tàu thủy v.v…

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 4030 – 85  Xi măng – Phương pháp xác định độ mịn của bộ xi măng.

3. Định nghĩa

Các thuật ngữ sau đây áp dụng trong tiêu chuẩn này:

3.1. Đặt hàng (Order)

Lượng xi măng được đặt theo yêu cầu đơn lẻ tại cùng một cơ sở sản xuất (hoặc đại lý). Một lần đặt hàng có thể gồm một hoặc nhiều lần giao hàng trong một khoảng thời gian.

3.2. Giao hàng (Consignment)

Lượng xi măng được nhà sản xuất (hoặc đại lý) giao tại một thời điểm đã định. Một lần giao hàng có thể gồm xi măng của một hoặc nhiều lô.

3.3. Lô (Lot)

Lượng xi măng sản xuất ra trong cùng một điều kiện được coi là đồng nhất. Sau một số phép thử nghiệm xác định, toàn bộ lượng xi măng này được đánh giá “phù hợp” hoặc “không phù hợp” với tiêu chuẩn hoặc với yêu cầu đặt hàng.

3.4. Mẫu đơn (Increment)

Lượng xi măng lấy ra bằng thao tác có dùng dụng cụ lấy mẫu.

3.5. Mẫu (thuật ngữ chung) (Sample)

Lượng xi măng được lấy bất kỳ, hoặc theo một kế hoạch lấy mẫu từ một lượng lớn (silô, bao, toa tàu, ô tô tải v.v…) hoặc từ một lô cố định đáp ứng mục đích thử nghiệm. Một mẫu có thể bao gồm một hoặc nhiều mẫu đơn.

3.6. Mẫu cục bộ (Spot sample)

Mẫu được lấy tại một thời điểm, từ một vị trí đáp ứng mục đích thử nghiệm. Mẫu cục bộ có thể nhận được từ một hoặc nhiều mẫu đơn lấy liên tiếp.

3.7. Mẫu gộp (Composite sample)

Hỗn hợp trộn đều của các mẫu cục bộ, được lấy tại:

a) nhiều điểm khác nhau, hoặc

b) tại nhiều thời điểm khác nhau

từ một lượng lớn xi măng cùng loại và nếu cần, có thể được rút gọn.

3.8. Mẫu phòng thí nghiệm (Laboratory sample)

Mẫu được chuẩn bị bằng cách trộn đều và nếu cần, được rút gọn từ một mẫu lớn hơn (mẫu cục bộ hoặc mẫu gộp) dùng để tiến hành phép thử trong các phòng thí nghiệm. Thông thường, các phòng thí nghiệm này là của nhà sản xuất, hoặc được chỉ định theo đơn đặt hàng, hoặc theo quy định chứng nhận.

3.9. Mẫu để thử nghiệm lại (Sample for retest)

Mẫu được giữ lại để có thể thử nghiệm tiếp trong trường hợp có nghi ngờ các kết quả thử của các mẫu phòng thí nghiệm hoặc khi có tranh chấp. Thông thường, mẫu để thử nghiệm lại là phần mẫu được giữ lại từ mẫu phòng thí nghiệm sau khi thử nghiệm đợt đầu tiên.

3.10. Mẫu lưu (Retained sample)

Mẫu đ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4787:2001 về Xi măng - Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử

  • Số hiệu: TCVN4787:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản