TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 4619 – 88
ĐẤT TRỒNG TRỌT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH NHÔM DI ĐỘNG
Soil - Method for the determination of available aluminium
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhôm di động theo cách chuẩn độ bằng dung dịch natri hydroxit dựa theo phương pháp Xocolop.
1. NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP
Phương pháp dựa trên nguyên tắc rút Al3+ bằng dung dịch KCl 1N, (pH = 5,6 – 6,0). Sau đó xác định hàm lượng Al3+ bằng cách chuẩn độ với dung dịch chuẩn NaOH dùng chỉ thị màu bromtimon xanh. Tiến hành đồng thời hai mẫu chuẩn:
- 1 mẫu chuẩn tổng số Al3+ và H+;
- 1 mẫu chuẩn riêng H+, cho Al3+ bằng natri florua.
Hiệu số đương lượng gam của hai lần chuẩn là số đương lượng gam Al3+ có trong thể tích dịch chuẩn.
2. LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU
Theo TCVN 4046 – 85 và TCVN 4047 – 85.
3. DỤNG CỤ VÀ HÓA CHẤT
- Cân phân tích có sai số không lớn hơn 0,001 g;
- Cân kỹ thuật có sai số không lớn hơn 0,1 g;
- Máy lắc hoặc máy khuấy;
- Bình tam giác có dung tích 200 – 250 ml;
- Pipet 25 ml, sai số không quá 0,1 ml;
- Buret 50 hoặc 100 ml, sai số không quá 0,1 ml;
- Phễu lọc Φ = 8 – 10 cm;
- Natri hydroxit, TKPT;
- Kali clorua TKPT;
- Natri florua TKPT;
- Brôm timôn xanh, chỉ thị màu;
- Etanol tuyệt đối;
- Giấy lọc trên băng xanh;
- Nước cất
4. CHUẨN BỊ DUNG DỊCH ĐỂ XÁC ĐỊNH
4.1. Chuẩn bị dung dịch KCl 1N có pH = 5,6 – 6,0. Cân 75,0 g KCl hòa tan bằng nước cất thành 1 lít.
Điều chỉnh pH = 5,6 – 6,0 bằng dung dịch KOH 0,05N hoặc HCl 0,05 N.
4.2. Chuẩn bị dung dịch chuẩn NaOH 0,02 N từ phíchxanan hoặc từ dung dịch chuẩn NaOH khác. Kiểm tra nồng độ trước khi sử dụng.
4.3. Chuẩn bị dung dịch NaF 3,5% pha trong nước. Điều chỉnh pH của dung dịch trong khoảng 5,6 – 6,0, bằng dung dịch KOH 0,05N và dung dịch HCl 0,05 N.
4.4. Chỉ thị màu Brom timon xanh: Pha 0,05% trong etanol 20%.
5. TIẾN HÀNH XÁC ĐỊNH
5.1. Cân 40,0 g đất cho vào bình tam giác có dung tích 200 – 250 ml. Thêm 100 ml dung dịch KCl 1N. Lắc 5 phút (hoặc khuấy 1 phút). Để yên qua đêm. Lọc.
5.2. Lấy hai bình tam giác có dung tích 200 – 500 ml; hút 25,00 ml dịch lọc cho vào mỗi bình, thêm nước cất cho đến 100 ml, thêm 2 – 5 giọt chỉ thị màu brom timon xanh.
Bình thứ nhất chuẩn tổng Al3+ và H+ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1N cho đến khi chuyển màu xanh.
Bình thứ hai cho thêm 5 ml NaF 3,5%. Sau đó chuẩn riêng H+ bằng dung dịch chuẩn NaOH 0,1N cho đến khi chuyển màu xanh
6. TÍNH KẾT QUẢ
Hàm lượng Al3+ di động tính mg Al3+ trong 100 g đất theo công thức sau:
X3 =
V1: Thể tích dung dịch chuẩn NaOH dùng chuẩn độ tổng Al3+ và H+ (ml);
V2: Thể tích dung dịch chuẩn NaOH dùng chuẩn độ H+ (ml)
N: Nồng độ đương lượng dung dịch chuẩn NaOH (ở đây là 0,02 N);
m: Khối lượng đất tương ứng với thể tích dịch lọc dùng phân tích (ở đây là 10 g);
9: Đương lượng gam của Al3+;
100: Hệ số quy về 100 g đất.
7. NHỮNG YẾU TỐ CẢN TRỞ
7.1. Trường hợp những đất có nhiều Al3+;
-
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4049:1985 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định chất mất khi nung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4050:1985 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4051:1985 về đất trồng trọt - phương pháp xác định tổng số ni tơ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4405:1987 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định canxi trao đổi
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4406:1987 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng canxi và magiê trao đổi
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4618:1988 về đất trồng trọt- Phương pháp xác định sắt di động do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5254:1990 về đất trồng trọt - phương pháp xác định hàm lượng kali dễ tiêu
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5255:1990 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4046:1985 về đất trồng trọt - Phương pháp lấy mẫu do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4047:1985 về đất trồng trọt - Phương pháp chuẩn bị đất để phân tích do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4049:1985 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định chất mất khi nung do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4050:1985 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng số chất hữu cơ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4051:1985 về đất trồng trọt - phương pháp xác định tổng số ni tơ do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4405:1987 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định canxi trao đổi
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4406:1987 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định tổng canxi và magiê trao đổi
- 8Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4618:1988 về đất trồng trọt- Phương pháp xác định sắt di động do Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước ban hành
- 9Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5254:1990 về đất trồng trọt - phương pháp xác định hàm lượng kali dễ tiêu
- 10Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5255:1990 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định hàm lượng nitơ dễ tiêu
- 11Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8246:2009 (EPA Method 7000B) về Chất lượng đất - Xác định kim loại bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4619:1988 về đất trồng trọt - Phương pháp xác định nhôm di động
- Số hiệu: TCVN4619:1988
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1988
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực