Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4345 : 1986

ĐẤT XÉT ĐỂ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI NUNG- PHưƠNG PHÁP THỬ CƠ LÍ
Clay for production of burnt tiles and bricks – Physico - mechanical test methods

Tiêu chuẩn này áp dụng cho các loại đất sét (kể cả đất sét nguyên thổ hay hỗn hợp của nhiều loại đất sét) dùng để sản xuất gạch ngói nung.

Tiêu chuẩn này quy định những phương pháp thử để xác định các chỉ tiêu cơ lý sau:

Độ ẩm tạo hình chuẩn;

Độ nhậy khi sấy;

Độ co;

Độ bền nén;

Độ hút nước sau khi nung;

Độ dẻo;

Thành phần cỡ hạt.

1. Quy định chung

1.1 Khái mệm

1.1.1. Độ ẩm tạo hình chuẩn là lượng phần trăm nước chứa trong hỗn hợp đất sét và nước

có độ sệt chuẩn.

Hỗn hợp có độ sệt chuẩn là hỗn hợp đạt độ sụt của kim vika từ 3 đến 4cm.

1.1.2. Độ nhạy khi sấy của đất sét được đánh giá gián tiếp qua hệ số nhạy, biểu thị bằng tỷ lệ giữa thể tích nước co và thể tích nước xốp.

Thể tích nước co là thể tích nước thoát ra khi sấy làm cho đất sét bị co lại.

Thể tích nước xốp là thể tích nước thoát ra khi sấy và để lại các lỗ xốp trong đất sét.

1.1.3. Độ co của đất sét được biểu thị bằng phần trăm chiều dài của mẫu đất bị co lại khi sấy khô (độ co khi sấy) hoặc trong quá trình nung (độ co khi nung).

1.1.4. Độ dẻo của đất sét (chỉ số độ dẻo) là hiệu số độ ẩm của mẫu thử ứng với hai trạng thái giới hạn chảy thấp (giới hạn nhão) và giới hạn dẻo (giới hạn lằn).

1.1.5. Thành phần cỡ hạt của đất sét là phần trăm khối lượng của các nhóm cỡ hạt chứa trong đất sét.

1.2 Việc sấy mẫu đến khối lượng không đổi được tiến hành trong tủ sấy ở nhiệt độ 105 – 1100C cho đến khi chênh lệch giữa hai lần kế tiếp nhau không vượt quá 0,l% khối lượng mẫu thử.

Thời gian giữa hai lần cân sau cùng không ít hơn 3 giờ

1.3 Mẫu có trạng thái khô không khí là mẫu lấy vế được để khô tự nhiên trong phòng thí nghiệm cho đến khi chênh lệch giữa hai lần cân kế tiếp nhau không qúa 0,1% khối lượng. Thời gian giữa hai lần cân cuối cùng không ít hơn 24 giờ.

1.4 Dụng cụ để đo kích thước mẫu là thước cặp có độ chính xác đến 0,1 mm.

1.5 Các mẫu thí nghiệm được cân bằng loại cân kỹ thuật có độ chính xác đến 0,01g.

2. Lấy mẫu

Theo TCVN 4344: 1986.

3. Chuẩn bị mẫu

3.1 Mẫu trung bình sau khi lấy theo TCVN 4344: 1986 đa về phòng thí nghiệm phải được chia nhỏ để thử cho từng chỉ tiêu. Khối lượng mẫu lấy ra để thử mỗi chỉ tiêu không ít hơn 3 lần khối lượng cần thiết để thử chỉ tiêu ấy. Khối lượng mẫu còn lại dùng để lưu.

3.2 Mẫu thử cần được chuẩn bị theo điều 3.3 để thử các chỉ tiêu cơ lí sau:

Độ ẩm tạo hình tiêu chuẩn;

Độ nhạy khi sấy;

Độ co;

Độ bền kéo;

Độ hút nước sau khi nung;

Độ bền nén.

3.3 Cho mẫu đất vào khay men, hoặc khay kim loại rồi đem sấy khô đến độ ẩm không lớn hơn 2%. Sau đó dùng búa gõ đập nhỏ và sàng cho qua hết sàng có kích thước lỗ lmm, đổ đất ở dạng bột đó vào khay kim loại, cho dần từmg ít nước vào và trộn đều.

Tiến hành đổ nước và trộn như vậy 3 đến 4 lần, mỗi lần cách nhau 30 phút cho tới khi hỗn hợp tạo thành có độ dẻo chuẩn. Sau mỗi lần đổ nước phải trộn liên tục, dùng tay bóp kỹ cho hết cục vón. Cuối cùng thu gọn lại, vẫn đập trên mặt bàn đá (hoặc trên sàn láng xi măng) thành một khối hình hộp. Dùng kéo dây thép cắt thành từng lát có độ dày 1 - 2cm.

Ném xếp lát nọ lên lát kia, rồi lại vần, đập và cắt như vậy 3 - 4 lần cho đến khi thu

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4345:1986 về đất sét để sản xuất gạch, ngói nung - phương pháp thử cơ lý

  • Số hiệu: TCVN4345:1986
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1986
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản