Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 3583 - 81

NGUYÊN LIỆU DỆT XƠ LEN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỎ

Textile materiale. Wool fibrics. Test for finenoss

Cơ quan biên soạn: Viện công nghiệp dệt sợi, Bộ công nghiệp nhẹ

Cơ quan đề nghị ban hành: Bộ công nghiệp nhẹ

Cơ quan trình duyệt: Cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Nhà nước, Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Cơ quan xét duyệt và ban hành: Ủy ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước

Quyết định ban hành số 80/QĐ ngày 2 tháng 5 năm 1981

 

NGUYÊN LIỆU DỆT

XƠ LEN

PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ NHỎ

Textile materiale. Wool fibres. Test for finenoss

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ nhỏ của xơ len bằng cách đo đường kính của xơ trên kính hiển vi.

1. KHÁI NIỆM

1.1. Đường kính của xơ d-tính bằng micro mét (mm) là khoảng cách giữa hai thành ngoài của xơ.

1.2. Đường kính trung bình của xơ, (tính bằng mm) là giá trị trung bình khi đo đường kính của nhiều xơ.

2. DỤNG CỤ

Kính hiển vi có độ phóng đại 500 lần;

Trắc vi thị kính có 50 vạch chia;

Trắc vi vật kính có 100 vạch chia trên 1 mm:

Dao cắt hoặc kéo;

Các tấm kính tải và kính đè;

Dung dịch glyxerin.

3. LẤY MẪU VÀ CHUẨN BỊ MẪU

3.1. Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thí nghiệm theo mục 6.2 hoặc 6.3 của TCVN 3571 - 81

3.2. Chuẩn bị mẫu thử

Từ mẫu thí nghiệm đã được chuẩn bị theo mục 6.2 hoặc 6.3 của TCVN 3571 - 81 lấy ở 40 chỗ khác nhau 40 nhúm xơ có khối lượng mỗi nhúm khoảng 0,5g. Sau đó tách mỗi nhúm thành hai phần đều nhau. Khi tách cần chú ý để xơ không bị đứt. Bỏ đi một phần, phần còn lại đem tách đôi rồi lại bỏ đi một phần. Nếu nhúm xơ có độ song song tự nhiên thì tách theo chiều dọc xơ. Nếu các xơ không song song với nhau thì lần tách sau làm thẳng góc so với lần tách trước. Lặp lại quá trình tách - bỏ cho tới khi mỗi nhúm xơ còn khoảng 25 xơ.

Dùng tay rút cho các xơ của mỗi nhúm tương đối song song với nhau rồi dùng dao cắt khoảng giữa nhúm đoạn xơ có chiều dài từ 0,5 đến 1mm. Các đoạn xơ cắt được trên các nhúm được đưa lên tấm kính phẳng nhỏ một số giọt glyxerin và trộn đều rồi chia thành mười phần. Từ mỗi phần dùng kẹp lấy một số xơ dàn đều lên kính tải. Cần thao tác nhẹ nhàng để khi dàn xơ không tạo thành bọt trên kính tải, cẩn thận đặt kính đè lên kính tải để cố định các đoạn xơ.

4. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM

4.1. Xác định giá trị của một vạch trên trắc vi thị kính Trắc vi vật kính (hình 1) đặt trên bàn đặt kính tải của kính hiển vi. Điều chỉnh kính hiển vi để ảnh của các vạch chia trên trắc vi vật kính nhận được rõ nhất. Xoay thị kính để hai thang đo trên trắc vi thị kính và trắc vi vật kính nằm song song với nhau (hình 2). Sau đó tìm khoảng cách được giới hạn hai đầu bằng các vạch trùng nhau. Đếm số vạch trên trắc vi vật kính (a) và trắc vi thị kính (b) nằm trong khoảng đó.

Thang đo trên trắc vi vật kính được khắc thành 100 vạch trên 1 mm nghĩa là một vạch bằng 10mm.

Giá trị một vạch trên trắc vi thị kính (M) được xác định theo công thức:

M = 10. (mm)                          (1)

4.2. Tiến hành xác định đường kính xơ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3583:1981 về Nguyên liệu dệt - Xơ len - Phương pháp xác định độ nhỏ

  • Số hiệu: TCVN3583:1981
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1981
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/07/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản