Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TIÊU CHUẨN NHÀ NƯỚC
TCVN 2752 - 78
CAO SU
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐỘ TRƯƠNG NỞ TRONG CÁC CHẤT LỎNG (DẦU, AXÍT, KIỀM)
Rubber
Method of testing the degree of swellng in the liquids (old, acid, base)
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử độ trương nở của cao su trong chất lỏng, bao gồm việc xác định khối lượng hay thể tích của mẫu thử trước và sau khi trương nở.
1. MẪU THỬ
1.1. Mẫu để thử độ trương nở có kích thước 20 x 20 mm, được đột từ tấm cao su lưu hóa có chiều dày 2,0 ± 0,3 mm. Khi thử thành phần, cho phép dùng mẫu có hình dạng tùy thuộc sản phẩm nhưng khối lượng mẫu không được nhỏ hơn 1g.
Chú thích: Trong trường hợp sản phẩm có khối lượng nhỏ hơn 1g, cho phép dùng đồng thời một vài sản phẩm cùng một loại, cùng một hình dáng để làm một mẫu.
1.2. Kết quả thử độ trương nở của mẫu chỉ được so sánh với nhau khi mẫu có cùng một hình dạng và thể tích.
1.3. Mỗi mẫu trước khi thử phải được xem xét cẩn thận. Nếu mẫu có vết nút, lỗ rổ và khuyết tật khác phải loại mẫu ra.
Chú thích: Khi thử mẫu lấy từ sản phẩm, cho phép có một số khuyết tật cơ học nhỏ trên sản phẩm.
1.4. Nếu mẫu cao su có chứa bột lalc, dùng vải khô, mềm lau sạch. Trường hợp bề mặt mẫu không nhẵn cho phép dùng vải tẩm rượu lau nhanh bề mặt mẫu, sau đó dùng vải khô lau lại mẫu.
2. DỤNG CỤ THÍ NGHIỆM
2.1. Dụng cụ thí nghiệm phải làm từ vật liệu trung tính, đối với các chất lỏng dùng để xác định độ trương nở. Dụng cụ phải có hình dáng thuận tiện cho thao tác thí nghiệm.
2.2. Dung tích của bình thử phải đảm bảo cho mẫu nhúng ngập hoàn toàn vào chất lỏng. Với mẫu được cắt từ tấm cao su đã lưu hóa có chiều dầy 2,0 ± 0,3 mm, lượng chất lỏng để thử không được ít hơn 30 ml cho một mẫu. Trong trường hợp mẫu thử từ thành phẩm lượng chất lỏng không được ít hơn 30 ml trên 1 g mẫu thành phẩm.
2.3. Khi xác định độ trương nở của một lượng ít mẫu ở nhiệt độ đến 70oC, cho phép không cần dùng bình thử mà dùng cốc thường.
2.4. Việc xác định độ trương nở của cao su ở nhiệt độ 70oC và cao hơn trong các chất lỏng có nhiệt độ bốc cháy dưới 180oC, đều phải tiến hành trong thùng có nắp đậy kín.
Khi xác định độ trương nở của cao su ở nhiệt độ cao hơn 130oC trong tất cả các chất lỏng, đều phải tiến hành trong thùng đậy nắp kín.
3. TIẾN HÀNH THỬ
3.1. Để thử độ trương nở của cao su dùng phương pháp khối lượng, phương pháp thể tích thủy tinh và thể tích tỷ trọng.
3.2. Phương pháp khối lượng
Để xác định độ trương nở của cao su bằng phương pháp khối lượng, đem cân mẫu trước và sau khi trương nở.
Tính phần trăm khối lượng trương nở (∆ G) theo công thức:
∆ G =
trong đó:
G0 – khối lượng mẫu trước khi trương nở, tính bằng g;
G1 – khối lượng mẫu sau khi trương nở, tính bằng g.
3.3. Phương pháp thể tích thủy tĩnh
Cho mẫu cao su đã chuẩn bị để thử vào chén hoặc treo lên dây và đem cân trong không khí. Dùng dây này để treo mẫu lên đòn cân. Đặt cốc dựng nước cất đã sơ bộ giữ trong máy điều nhiệt 15 phút ở nhiệt độ 20 ± 1oC lên giá đỡ của cân. Nhúng mẫu thử vào nước, không để mẫu chạm vào thành và đáy cốc rồi đem cân. Mẫu đã nhúng vào nước không được có bọt khí ở trên mặt.
Lượng nước trong cốc phải giữ sao cho mẫu thăng bằng và nằm thấp hơn mức nước gần 1 cm. Mẫu sau khi đã được làm trương nở, đem cân trong không khí và trong nước. Cân mẫu cao su trước và sau khi cho trương nở đều tiến hành trong cùng một cốc, mức nước trong cốc phải giữ không thay đổi.
Phần trăm thể tích trương nở (∆ V) tính theo công thức:
∆V =
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:1988 về cao su - phương pháp xác định độ bền kết dính nội
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1597:1987 về cao su - phương pháp xác định độ bền xé rách
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4865:1989 (ISO 247:1978)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984 về cao su - Phương pháp xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo Uyliam
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3976:1991 (ST SEV 2593 - 80) về cao su - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2229:1977 về cao su - phương pháp xác định hệ số già hóa
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1596:1988 về cao su - phương pháp xác định độ bền kết dính nội
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1597:1987 về cao su - phương pháp xác định độ bền xé rách
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4865:1989 (ISO 247:1978)
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3975:1984 về cao su - Phương pháp xác định độ dẻo bằng máy đo độ dẻo Uyliam
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3976:1991 (ST SEV 2593 - 80) về cao su - phương pháp xác định khối lượng riêng
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2229:1977 về cao su - phương pháp xác định hệ số già hóa
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2752:2008 (ISO 1817 : 2005) về Cao su lưu hoá - Xác định mức độ tác động của các chất lỏng
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2752:1978 về cao su - phương pháp xác định độ trương nở trong các chất lỏng
- Số hiệu: TCVN2752:1978
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/1978
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra