DẦU THỰC VẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHÁY
Vegetable oil - Method for the determination of flash point
Lời nói đầu
TCVN 2641-1993 dựa trên cơ sở Tiêu chuẩn Quốc tế ISO
TCVN 2641-1993 thay thế cho TCVN 2641 - 78
TCVN 2641-1993 do Trung tâm Tiêu chuẩn - Chất lượng biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị và được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành theo Quyết định số 548/QĐ ngày 7 tháng 10 năm 1993.
DẦU THỰC VẬT - PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH ĐIỂM CHÁY
Vegetable oil - Method for the determination of flash point
Dụng cụ thử điểm cháy kiểu kín gồm có:
Cốc chứa mẫu: bên trong có vạch tròn, đường kính trong 50 ± 1mm; chiều cao 56 ± 1mm; trên có nắp đậy có 3 lỗ và tấm chắn có 2 lỗ, bộ phận đánh lửa và bấc đèn hoặc đèn khí, nồi để đun nóng, nhiệt kế, đòn bẩy lò xo để dương tấm chắn, máy khuấy có trục truyền động mềm.
Bếp điện (hoặc bếp dầu, đèn cồn hay đèn khí).
Tấm chắn bằng tôn cao 550 ÷ 650 mm có sơn đen ở bên trong.
2.1. Dùng xăng trắng và ete rửa sạch cốc chứa mẫu, sấy khô. Đổ mẫu đã thử trộn đều và lọc qua natri sunfat khan vào cốc cho đến vạch tròn, sau đó đậy cốc bằng nắp khô sạch. Cắm nhiệt kế, máy khuấy vào cốc và đặt cốc vào nồi đun nóng. Đốt bộ phận đánh lửa và điều chỉnh sao cho ngọn lửa có hình giống như hình cầu đường kính 3 ÷ 4mm. Để tránh ảnh hưởng của gió và ánh sáng, phải dùng tấm chắn bằng tôn bao xung quanh dụng cụ và để ở chỗ tối.
2.2. Đun dụng cụ bằng bếp điện (hoặc bếp dầu, đèn cồn, đèn khí). Trong quá trình đun phải khuấy liên tục bằng máy khuấy với tốc độ 60 vòng/phút và chỉ dùng máy khuấy trong thời gian tiến hành thử bùng cháy. Lúc đầu đun sao cho nhiệt độ đạt được 170 °C và giữ ở nhiệt độ đó trong 15 - 20 phút, sau đó giảm dần.
Khi dầu nóng đến nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ dự đoán bùng cháy của dầu khoảng 30 °C thì phải điều chỉnh sao cho nhiệt độ tăng với tốc độ 2 °C trong một phút. Khi nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ bùng cháy 10 °C, bắt đầu tiến hành đốt cháy bằng cách quay đòn bẩy lò xo sau một phút (nghĩa là sau mỗi lần tăng 20C). Trước khi đốt, ngừng khuấy và mở lỗ cửa nắp đậy trong khoảng 2 ÷ 3 giây. Nếu không bắt lửa, thì tiếp tục khuấy và đốt lại sau một phút.
Thời điểm bùng cháy được xem là lúc xuất hiện ngọn lửa xanh. Sau lần cháy đầu tiên, việc thí nghiệm được tiếp tục và tiến hành đốt lại sau một phút, nếu lần này không bắt lửa, phải làm lại toàn bộ với mẫu thử khác. Sau khi sự bùng cháy xuất hiện ở lần đốt thứ hai, lại tiếp tục nâng nhiệt độ lên 2 °C và thử không thấy bắt lửa, thì quá trình thử coi như kết thúc. Nhiệt độ ở thời điểm xuất hiện lần đầu của ngọn lửa xanh trên bề mặt mẫu thử được coi là điểm cháy.
3.1. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai kết quả thử song song.
3.2. Chênh lệch cho phép giữa hai lần thử song song không được quá 3 °C. Nếu chênh lệch kết quả giữa hai lần thử song song quá lớn thì tiến hành thử lần thứ 3 và kết quả cuối cùng là trung bình cộng của hai kết quả thử song song chênh lệch nhau không quá 3 °C.
Chú thích:
1. Đối với những loại dầu điểm cháy chưa rõ ngay cả nhiệt độ gần đúng, thì phải tiến hành thử sơ bộ. Sau khi xác định điểm cháy gần đúng mới xác định theo mục 2 của tiêu chuẩn này.
2. Khi xác định điểm cháy của dầu đỗ tương, trường hợp lượng photphatit cao và có nhiều nước, để tránh hiện tượng sủi bọt trong khi đun, trước khi thử cân ly tâm trong khoảng 5 - 10 phút.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2628:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và Polenske do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2642:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định độ nhớt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2627:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2636:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng tro do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2638:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2639:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định chỉ số axit
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2628:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định chỉ số Reichert-Meisol và Polenske do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2642:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định độ nhớt do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2627:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định màu sắc, mùi và độ trong do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 4Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2636:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng tro do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2638:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định hàm lượng xà phòng do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 6Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2639:1993 về Dầu thực vật - Phương pháp xác định chỉ số axit
- 7Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 2641:2008 (ISO 15267:1998) về Dầu mỡ động thực vật - Phép thử giới hạn điểm cháy bằng cốc thử kín pensky-martens
Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 2641:1993 về dầu thực vật - phương pháp xác định điểm cháy do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- Số hiệu: TCVN2641:1993
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 07/10/1993
- Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo:
- Ngày hiệu lực: 16/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực