TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 9934:2013
ISO 1666:1996
TINH BỘT - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP DÙNG TỦ SẤY
Starch - Determination of moisture content- Oven-drying method
TCVN 9934:2013 hoàn toàn tương đương với ISO 1666:1996;
TCVN 9934:2013 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/F18 Đường, mật ong và sản phẩm tinh bột biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
TINH BỘT - XÁC ĐỊNH ĐỘ ẨM - PHƯƠNG PHÁP DÙNG TỦ SẤY
Starch - Determination of moisture content- Oven-drying method
1. Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ ẩm của tinh bột bằng cách sấy trong tủ sấy ở 130 °C dưới áp suất khí quyển.
Phương pháp này áp dụng cho tinh bột tự nhiên hoặc tinh bột biến tính ở dạng khô.
Trong các trường hợp đặc biệt, ví dụ nếu tinh bột chứa các chất không bền ở 130 °C, thì không áp dụng phương pháp này.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau đây:
2.1. Độ ẩm của tinh bột (moisture content of starch)
Hao hụt khối lượng của mẫu ở các điều kiện thử nghiệm quy định trong tiêu chuẩn này, được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
3. Nguyên tắc
Loại nước ra khỏi phần mẫu thử trong tủ sấy điện ở 130 °C đến 133 °C, dưới áp suất khí quyển, trong thời gian 1 h 30 min.
4. Thiết bị, dụng cụ
Sử dụng các thiết bị, dụng cụ của phòng thử nghiệm thông thường và cụ thể như sau:
4.1. Cân phân tích, có thể cân chính xác đến 0,001 g.
4.2. Đĩa, bằng kim loại không làm ảnh hưởng đến tinh bột ở các điều kiện thử nghiệm (ví dụ nhôm), có nắp đậy kín thích hợp, có bề mặt hữu dụng sao cho phần mẫu thử được phân bố đều với độ dày tương ứng không quá 0,3 g/cm2. Kích thước thích hợp của đĩa là: đường kính từ 55 mm đến 65 mm, cao 15 mm đến 30 mm, dày 0,5 mm.
4.3. Tủ sấy duy trì được nhiệt độ không đổi, được làm nóng bằng điện, có tuần hoàn không khí thích hợp, kiểm soát được nhiệt độ không khí xung quanh phần mẫu thử và giá đỡ trong dải từ 130 °C đến 133 °C ở các điều kiện chuẩn. Khả năng gia nhiệt phải sao cho khi tủ sấy đạt đến nhiệt độ ban đầu 131 °C, sau khi đưa tối đa số lượng phần mẫu thử vào tủ sấy, để sấy được đồng thời, thì có thể giữ lại nhiệt độ này trong khoảng thời gian ít hơn 30 min.
4.4. Bình hút ẩm, có tấm kim loại đục lỗ dày để làm nguội nhanh các đĩa và có chứa chất làm khô còn tác dụng.
5. Mẫu thử
Mẫu thử không được chứa vật liệu cứng và đóng cục. Mẫu thử phải được đựng trong vật chứa kín khí và không hút ẩm. Sau khi lấy ra phần mẫu thử, phần còn lại của mẫu vẫn được bảo quản trong vật chứa đó để dùng cho phép thử tiếp theo, nếu cần. Mẫu phải đồng nhất trước khi sử dụng.
6. Cách tiến hành
6.1. Phần mẫu thử
Tiến hành cân chính xác đến 0,001 g.
Sau khi sấy ở 130 °C, làm nguội trong bình hút ẩm (4.4), cân đĩa (4.2) và nắp (m0). Dùng cân (4.1) cân 5 g ± 0,25 g mẫu đã được trộn đều và chuyển vào đĩa, giảm tối đa sự tiếp xúc với không khí. Đậy nắp và cân ngay để xác định khối lượng phần mẫu thử và đĩa (m1). Dàn đều phần mẫu thử trên đĩa.
6.2. Xác định
Đặt đĩa đã mở nắp có phần mẫu
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7967:2008 (ISO 5379:1983) về tinh bột và sản phẩm tinh bột - Xác định hàm lượng lưu huỳnh dioxit - Phương pháp đo axit và phương pháp đo độ đục
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8987-1:2012 (ISO 11212-1 : 1997) về Tinh bột và sản phẩm tinh bột - Hàm lượng kim loại nặng - Phần 1: Xác định hàm lượng asen bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9938:2013 (ISO 3947:1977) về Tinh bột tự nhiên hoặc tinh bột biến tính – Xác định hàm lượng chất béo tổng số
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10376:2014 (ISO 5377:1981) về Sản phẩm thủy phân từ tinh bột - Xác định khả năng khử và đương lượng dextrose - Phương pháp chuẩn độ hằng số Lane và Eynon
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13477:2022 về Sắn củ tươi - Xác định hàm lượng tinh bột
- 1Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7967:2008 (ISO 5379:1983) về tinh bột và sản phẩm tinh bột - Xác định hàm lượng lưu huỳnh dioxit - Phương pháp đo axit và phương pháp đo độ đục
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8987-1:2012 (ISO 11212-1 : 1997) về Tinh bột và sản phẩm tinh bột - Hàm lượng kim loại nặng - Phần 1: Xác định hàm lượng asen bằng phương pháp đo phổ hấp thụ nguyên tử
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9938:2013 (ISO 3947:1977) về Tinh bột tự nhiên hoặc tinh bột biến tính – Xác định hàm lượng chất béo tổng số
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10376:2014 (ISO 5377:1981) về Sản phẩm thủy phân từ tinh bột - Xác định khả năng khử và đương lượng dextrose - Phương pháp chuẩn độ hằng số Lane và Eynon
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13477:2022 về Sắn củ tươi - Xác định hàm lượng tinh bột
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9934:2013 (ISO 1666:1996) về Tinh bột – Xác định độ ẩm – Phương pháp dùng tủ sấy
- Số hiệu: TCVN9934:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực