SẮN CỦ TƯƠI - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT
Cassava tubers - Determination of starch content
Lời nói đầu
TCVN 13477:2022 do Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản biên soạn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
SẮN CỦ TƯƠI - XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG TINH BỘT
Cassava tubers - Determination of starch content
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định nhanh hàm lượng tinh bột trong sắn củ tươi.
Tiêu chuẩn này cũng có thể áp dụng đối với việc xác định nhanh hàm lượng tinh bột trong khoai tây củ tươi.
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
QCVN 01-1:2018/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
TCVN 12386:2018 Thực phẩm - Hướng dẫn chung về lấy mẫu.
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
Hàm lượng tinh bột (starch content)
Là chỉ số quy ước phản ánh hàm lượng tinh bột chứa trong sắn củ tươi xác định được bằng phương pháp quy định trong tiêu chuẩn này.
Việc xác định nhanh điểm bột của sắn củ tươi theo nguyên lý tỷ trọng.
Hàm lượng tinh bột tính bằng phần trăm (%) khối lượng tinh bột trên khối lượng củ sắn tươi. Có thể tính bằng công thức thực nghiệm, hoặc tra bảng (phương pháp nội suy).
5 Thiết bị, dụng cụ và vật liệu
Trong tiêu chuẩn này sử dụng các thiết bị, dụng cụ, vật liệu sau đây:
5.1 Cân, có độ chính xác đến 0,1 g.
5.2 Thanh cân, làm bằng thép không gỉ có hai móc; khoảng cách giữa các móc bằng chiều cao của giỏ 10 cm.
5.3 Giỏ cân, làm bằng thép không gỉ.
5.4 Thùng, làm bằng thép không gỉ, dùng để chứa nước sạch.
5.5 Nước, sử dụng nước sạch theo tiêu chuẩn nước sinh hoạt quy định tại QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt.
6.1 Lấy mẫu, theo TCVN 12386:2018.
6.2 Chuẩn bị mẫu thử
6.2.1 Nước, nước có nhiệt độ nhỏ hơn hoặc bằng 18°c ± 2°c.
6.2.2 Củ sắn tươi hoặc củ khoai tây tươi được làm sạch đất, cát, để ráo nước, còn nguyên vỏ.
Treo thanh cân (5.2) vào cân (5.1). Đặt giỏ cân (5.3) vào móc trên của thanh cân (5.2). Đặt thùng đựng nước (5.4) ngay dưới cân, thanh cân và giỏ cân. Đổ đầy nước sạch (5.5) vào thùng.
Cân khối lượng To của giỏ rỗng, chính xác đến 0,1 g.
Chuyển giỏ vào móc dưới, chỉnh móc phía dưới sao cho giỏ ngập hoàn toàn trong nước và cân khối lượng Tu của giỏ rỗng.
Thực hiện cân 5kg sắn củ tươi đã làm sạch đất cát, còn nguyên vỏ (W0), chính xác đến 0,1 g, và cho vào giỏ (5.3) ở móc trên. Trong trường hợp sử dụng phương pháp tra Bảng 1 Điều 7.
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN9934:2013 (ISO 1666:1996) về Tinh bột – Xác định độ ẩm – Phương pháp dùng tủ sấy
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9938:2013 (ISO 3947:1977) về Tinh bột tự nhiên hoặc tinh bột biến tính – Xác định hàm lượng chất béo tổng số
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10546:2014 về Tinh bột sắn
- 4Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 01-1:2018/BYT về Chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12386:2018 về Thực phẩm - Hướng dẫn chung về lấy mẫu
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13477:2022 về Sắn củ tươi - Xác định hàm lượng tinh bột
- Số hiệu: TCVN13477:2022
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2022
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực