Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 9107:2011

ISO 27467:2009

NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN - AN TOÀN TỚI HẠN HẠT NHÂN - PHÂN TÍCH SỰ CỐ TỚI HẠN GIẢ ĐỊNH

Nuclear energy Nuclear criticality safety Analysis of a postulated criticality accident

Lời nói đầu

TCVN 9107:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 27467:2009;

TCVN 9107:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Lời giới thiệu

Trong cơ sở hạt nhân xử lý hoặc lưu giữ vật liệu phân hạch, các quy định được thực hiện để ngăn chặn các nguy cơ tới hạn. Mục đích của việc phân tích an toàn tới hạn là để đảm bảo rằng các biện pháp được thực hiện một cách phù hợp để ngăn ngừa sự cố tới hạn. Các yếu tố gây rủi ro liên quan đến sự cố tới hạn là do bức xạ trực tiếp trong các sự kiện phân hạch, sự có mặt của các sản phẩm phân hạch, cũng như từ bụi và khí phóng xạ theo đường không khí.

Kinh nghiệm về các sự cố tới hạn trên toàn thế giới cho thấy rằng đây là những sự kiện rất hiếm xảy ra, tuy nhiên không thể loại bỏ được hoàn toàn các rủi ro có khả năng xảy ra sự cố trong tương lai. Khó có thể dự đoán trước được tất cả các kịch bản với những điều kiện có thể dẫn đến sự cố tới hạn, và thậm chí để tránh cho các sự cố đó có thể xảy ra còn khó hơn, đặc biệt với những giải pháp xử lý tại nơi đã xảy ra các trước đây. Vì lý do này, việc phân tích dựa trên các kịch bản sự cố giả định, cho một cơ sở nào đó mà nguy cơ tiềm ẩn tới hạn có thể tồn tại, có thể là phương tiện để hiểu các hậu quả đã được dự báo có thể xảy ra và đưa ra các quy định, hành động bảo vệ phù hợp.

 

NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN - AN TOÀN TỚI HẠN HẠT NHÂN - PHÂN TÍCH SỰ CỐ TỚI HẠN GIẢ ĐỊNH

Nuclear energy Nuclear criticality safety Analysis of a postulated criticality accident

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các lĩnh vực quan trọng phải nghiên cứu khi phân tích sự cố tới hạn tiềm ẩn.

CHÚ THÍCH 1: Điều quan trọng là phân tích sự cố tới hạn phải được thực hiện mỗi lần cho một sự cố tới hạn được xem là có nhiều khả năng xảy ra, hoặc là do bất ngờ xảy ra tới hạn (gấp đôi liều lượng, vi phạm quy trình, v.v...), hoặc do không thực hiện các quy định an toàn (hiệu quả của chất hấp thụ nơtron giảm do cháy, v.v...)

CHÚ THÍCH 2: Điều quan trọng là các chuyên gia an toàn tới hạn phải ghi nhớ rằng quá trình đánh giá được xây dựng trong tiêu chuẩn này không dùng để đánh giá các sự kiện không lường trước, vì bất kỳ sự cố tới hạn nào xảy ra có thể xuất hiện từ một kịch bản không được dự đoán trước hoặc không tuân thủ các quy định hiện hành.

Tiêu chuẩn này không đề cập chi tiết các biện pháp hành chính, mà trách nhiệm thuộc về cơ quan có thẩm quyền, cũng không đề cập đến các tiêu chí được sử dụng để biện minh cho việc phân tích sự cố tới hạn của một cơ sở hạt nhân.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các nhà máy điện hạt nhân.

2. Tài liệu viện dẫn

Các tiêu chuẩn viện dẫn sau là rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tiêu chuẩn viện dẫn ghi năm ban hành thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tiêu chuẩn viện dẫn không ghi năm ban hành thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm cả sửa đổi bổ sung (nếu có).

TCVN 9103:2011 (ISO 7753:1987), Năng lượng hạt nhân - Các tính năng và yêu cầu thử nghiệm đối với hệ thống phát hiện và báo động tới hạn

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.

3.1. Kịch bản sự cố (accident scenario)

Tập hợp các điều kiện gi

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9107:2011 (ISO 27467:2009) về Năng lượng hạt nhân - An toàn tới hạn hạt nhân - Phân tích sự số tới hạn giả định

  • Số hiệu: TCVN9107:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản