AN TOÀN HẠT NHÂN - KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐỘ NGUY HIỂM ĐỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Nuclear safety - Seismic hazards in site investigation and evaluation for nuclear power plants
Lời nói đầu
TCVN 9644:2013 do Cục An toàn bức xạ và hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
AN TOÀN HẠT NHÂN - KHẢO SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐỘ NGUY HIỂM ĐỘNG ĐẤT ĐỐI VỚI NHÀ MÁY ĐIỆN HẠT NHÂN
Nuclear Safety - Seismic hazards in site investigation and evaluation for nuclear power plants
Tiêu chuẩn này đưa ra các hướng dẫn trong việc đánh giá độ nguy hiểm động đất tại địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân (NMĐHN), đặc biệt là hướng dẫn xác định các nội dung sau đây:
- Độ nguy hiểm do rung động nền đất nhằm xác định tham số rung động nền đất và các tham số khác làm cơ sở thiết kế NMĐHN mới và đánh giá lại mức độ an toàn đối với NMĐHN đã xây dựng;
- Khả năng xảy ra dịch chuyển do đứt gãy gây ra (sau đây gọi là dịch chuyển đứt gãy) và vận tốc dịch chuyển đứt gãy ảnh hưởng tới mức độ an toàn của NMĐHN.
Tiêu chuẩn này cũng cung cấp các hướng dẫn về khảo sát dịch chuyển đứt gãy do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của động đất gây ra, không hướng đến đối với đứt gãy liên quan đến quá trình trượt - lở.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1
Thiết bị ghi gia tốc (accelerogram)
Thiết bị ghi gia tốc rung động nền, thường ghi theo ba thành phần (phương) vuông góc với nhau, trong đó hai phương nằm ngang và một phương thẳng đứng.
2.2
Chấn tâm (epicentre)
Điểm chiếu vuông góc của chấn tiêu động đất lên bề mặt Trái đất.
2.3
Chấn tiêu (hypocentre)
Điểm khởi phát động đất trong lòng Trái đất.
2.4
Độ không đảm bảo khách quan (aleatory uncertainty)
Độ không đảm bảo nội tại của hiện tượng và được xét đến bằng cách biểu diễn hiện tượng dưới dạng một mô hình phân bổ xác suất
2.5
Độ không đảm bảo chủ quan (epistemic uncertainty)
Độ không đảm bảo do sự hiểu biết không đầy đủ về hiện tượng dẫn đến độ không đảm bảo khi xây dựng mô hình của hiện tượng đó. Độ không đảm bảo chủ quan bao gồm độ không đảm bảo của mô hình áp dụng, độ không đảm bảo do đánh giá của chuyên gia và độ không đảm bảo của số liệu thống kê.
2.6
Đứt gãy địa chất (fault geological)
Sau đây gọi là đứt gãy, là phân mảnh bề mặt hoặc một vùng của Trái đất do có dịch chuyển tương đối gây ra.
2.7
Rung động nền đất trường tự do (free fleld ground motion)
Rung động do động đất gây ra tại một điểm của nền đất, không xét đến ảnh hưởng của cấu trúc và các công trình.
2.8
Tần suất vượt quá (frequency of exceedance)
Tần suất xảy ra động đất có mức độ nguy hiểm vượt quá giá trị cho trước tại một địa điểm, một vùng và trong một khoảng thời gian xác định. Trong đánh giá mức độ nguy hiểm động đất bằng phương pháp xác suất (PSHA), khoảng thời gian đánh giá tần suất thường là một năm (tần suất hàng năm). Khi tần suất quá nhỏ, không vượt quá một lần trong khoảng thời gian xác định trước, thì giá trị tần suất này được lấy xấp xỉ với xác suất của hiện tượng được mô tả bằng
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9644:2013 về An toàn hạt nhân - Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân
- Số hiệu: TCVN9644:2013
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2013
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực