Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
TCVN 8191 : 2009
ISO 14943 : 2004
CÔNG NGHỆ NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN - TIÊU CHÍ QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN TỚI HẠN HẠT NHÂN
Nuclear fuel technology - Administrative criteria related to nuclear criticality safety
Lời nói đầu
TCVN 8191 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 14943 : 2004
TCVN 8191 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Một chương trình an toàn tới hạn hạt nhân hiệu quả bao gồm sự phối hợp giữa các cán bộ quản lý, người giám sát công việc, cán bộ an toàn tới hạn hạt nhân và sự tuân thủ đúng các quy trình làm việc của từng nhân viên vận hành. Mặc dù quy mô và sự phức tạp của các hoạt động liên quan đến an toàn có thể rất khác nhau tùy theo kích thước và dạng công việc sử dụng vật liệu phân hạch, một số yếu tố an toàn vẫn là cơ bản. Tiêu chuẩn này quy định các yếu tố liên quan đến an toàn tới hạn hạt nhân. Hướng dẫn chung cho an toàn tới hạn hạt nhân được trình bày cụ thể trong TCVN 8192 (ISO 1709).
CÔNG NGHỆ NHIÊN LIỆU HẠT NHÂN - TIÊU CHÍ QUẢN LÝ LIÊN QUAN ĐẾN AN TOÀN TỚI HẠN HẠT NHÂN
Nuclear fuel technology - Administrative criteria related to nuclear criticality safety
Tiêu chuẩn này cung cấp các tiêu chí cho việc quản lý các hoạt động có liên quan đến an toàn tới hạn hạt nhân được tiến hành bên ngoài lò phản ứng và có khả năng xảy ra tai nạn do vấn đề tới hạn.
Tiêu chuẩn này đề cập đến trách nhiệm của người quản lý, giám sát và đội ngũ cán bộ an toàn tới hạn hạt nhân. Tiêu chuẩn này cũng đưa ra mục tiêu, đặc điểm của các quy trình làm việc và ứng phó sự cố.
2.1. Ban quản lý
Ban quản lý phải xây dựng chính sách quản lý an toàn tới hạn hạt nhân và phổ biến tới từng nhân viên làm việc với vật liệu phân hạch.
Ban quản lý phải chịu toàn bộ trách nhiệm về an toàn tới hạn hạt nhân đối với các hoạt động của mình.
Ban quản lý phải thành lập và giao trách nhiệm cho một bộ phận tương xứng để thực hiện chính sách đã đề ra. Việc giao trách nhiệm về an toàn tới hạn hạt nhân cần được thực hiện một cách nghiêm ngặt giống như đối với các quy tắc an toàn khác.
Ban quản lý phải cung cấp đội ngũ cán bộ an toàn tới hạn hạt nhân nắm vững kiến thức về vật lý tới hạn hạt nhân, kết hợp các thực hành an toàn có liên quan để có thể đưa ra được các hướng dẫn kỹ thuật phù hợp với phạm vi công việc. Chức năng này trong mức độ khả thi cần phải độc lập về mặt quản lý đối với bộ phận vận hành.
Ban quản lý phải thiết lập các biện pháp monitoring chương trình an toàn tới hạn hạt nhân.
Ban quản lý phải thiết lập một quy trình xác định và một quy trình kiểm soát sự thay đổi thiết bị.
Ban quản lý phải tham gia xem xét định kỳ tính hiệu quả của chương trình an toàn tới hạn hạt nhân của mình.
Ban quản lý phải xây dựng quy trình vận hành và việc sửa đổi chúng.
2.2. Người giám sát hoạt động
Mỗi người giám sát sẽ phải chịu trách nhiệm về an toàn cho các công việc thuộc quyền giám sát của mình.
Mỗi người giám sát phải hiểu rõ các thông số kiểm soát và các giới hạn có liên quan đối với các công việc thuộc quyền giám sát của mình. Ngoài ra, người giám sát cần có kiến thức làm việc về phương pháp kiểm soát tới hạn cơ bản (ví dụ: khối lượng, mật độ, hình dáng...). Người giám sát cũng cần được đào tạo và hỗ trợ về các phương pháp kiểm soát tới hạn cơ bản từ các cán bộ an toàn tới hạn hạt nhân.
Mỗi người giám sát phải tổ chức đào tạo và yêu cầu các nhân viên dướ
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9105:2011 (ISO 12795:2004) về Công nghệ nhiên liệu hạt nhân- Urani điôxit bột và viên- Xác định urani và tỷ lệ oxy/urani bằng phương pháp khối lượng có hiệu chính về tạp chất
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9106:2011 (ISO 12800:2003) về Công nghệ nhiên liệu hạt nhân - Hướng dẫn đo diện tích bề mặt riêng của bột oxit urani bằng phương pháp BET
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6781:2000 (IEC 1215:1993) về Mô-đun quang điện silic tinh thể dùng trên mặt đất - Chất lượng thiết kế và thử nghiệm điển hình
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9644:2013 về An toàn hạt nhân - Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9105:2011 (ISO 12795:2004) về Công nghệ nhiên liệu hạt nhân- Urani điôxit bột và viên- Xác định urani và tỷ lệ oxy/urani bằng phương pháp khối lượng có hiệu chính về tạp chất
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9106:2011 (ISO 12800:2003) về Công nghệ nhiên liệu hạt nhân - Hướng dẫn đo diện tích bề mặt riêng của bột oxit urani bằng phương pháp BET
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8192:2009 (ISO 1709 : 1995) về Năng lượng hạt nhân - Vật liệu phân hạch - Nguyên lý an toàn tới hạn trong lưu giữ, xử lý và chế biến
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6781:2000 (IEC 1215:1993) về Mô-đun quang điện silic tinh thể dùng trên mặt đất - Chất lượng thiết kế và thử nghiệm điển hình
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9644:2013 về An toàn hạt nhân - Khảo sát, đánh giá độ nguy hiểm động đất đối với nhà máy điện hạt nhân
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8191:2009 (ISO 14943 : 2004) về Công nghệ nhiên liệu hạt nhân - Tiêu chí quản lý liên quan tới an toàn tới hạn hạt nhân
- Số hiệu: TCVN8191:2009
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2009
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra