Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN - TÍNH NĂNG VÀ YÊU CẦU THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁT HIỆN VÀ BÁO ĐỘNG TỚI HẠN
Nuclear energy - Performance and testing requirements for criticality detection and alarm systems
Lời nói đầu
TCVN 9103:2011 hoàn toàn tương đương với ISO 7753:1987;
TCVN 9103:2011 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 85 Năng lượng hạt nhân biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Lời giới thiệu
Trong một vài trường hợp vận hành với các vật liệu có khả năng phân hạch có nguy cơ tới hạn hạt nhân, ngay cả khi nguy cơ rất nhỏ, cũng không thể loại trừ. Điều quan trọng là trong một sự kiện như vậy phải đưa ra các biện pháp báo động cho nhân viên về các mối đe dọa của cường độ bức xạ cao và quy trình sơ tán mọi người.
Tiêu chuẩn này, đề cập đến việc thiết kế và duy trì hệ thống phát hiện và báo động tới hạn, được bổ sung trong ba phụ lục. Phụ lục A đưa ra các đặc tính của một sự cố tới hạn tối thiểu cần quan tâm, Phụ lục B đưa ra các ví dụ về áp dụng tiêu chuẩn này đối với các khu vực sự cố và Phụ lục C đưa ra hướng dẫn xây dựng các kế hoạch ứng phó khẩn cấp.
NĂNG LƯỢNG HẠT NHÂN - TÍNH NĂNG VÀ YÊU CẦU THỬ NGHIỆM ĐỐI VỚI HỆ THỐNG PHÁT HIỆN VÀ BÁO ĐỘNG TỚI HẠN
Nuclear energy - Performance and testing requirements for criticality detection and alarm systems
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về đặc tính và thử nghiệm đối với các hệ thống phát hiện và báo động tới hạn, tiêu chuẩn này có thể được áp dụng cho tất cả các công việc vận hành với plutoni, urani 233, Urani đã được làm giàu đồng vị urani 235, và các vật liệu khác có khả năng phân hạch, mà tới hạn do thiếu thận trọng có thể xảy ra và gây ra sự phơi nhiễm bức xạ cho nhân viên tới mức không được phép. Tiêu chuẩn này không yêu cầu thiết bị phụ trợ riêng biệt khi các thiết bị vận hành trong các cơ sở, như các lò phản ứng hạt nhân hoặc các thử nghiệm tới hạn, đã đáp ứng được các yêu cầu của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn này không quy định chi tiết các bước quản lý hành chính, được coi là đặc quyền quản lý, hoặc thiết kế và mô tả cụ thể của thiết bị. Thông tin chi tiết về phép đo liều sự cố hạt nhân, đánh giá mức phơi nhiễm bức xạ của nhân viên và thiết bị đo để chẩn đoán sau sự cố hạt nhân không thuộc phạm vi của tiêu chuẩn này.
Tiêu chuẩn cung cấp hướng dẫn về đặc tính chi tiết của thiết bị được sử dụng trong các hệ thống báo động tới hạn do IEC soạn thảo.
Tiêu chuẩn này đề cập chủ yếu tới hệ thống đo suất liều bức xạ gamma. Tiêu chí phát hiện cụ thể có thể được đáp ứng bởi các hệ thống tích hợp hoặc hệ thống phát hiện nơtron hoặc bức xạ gamma, và các hệ thống tương tự được cân nhắc áp dụng.
Tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau.
2.1. Sự cố tới hạn (criticality accident)
Sự giải phóng năng lượng do ngẫu nhiên tạo ra phản ứng dây chuyền nơtron tự duy trì hoặc phân ly.
2.2. Sự cố tới hạn tối thiểu cần quan tâm (minimum accident of concern)
Sự cố nhỏ nhất mà một hệ thống báo động tới hạn được yêu cầu phát hiện.
3.1. Khái quát
Các hệ thống báo động phải được lắp đặt tại bất cứ nơi nào mà được cho rằng việc lắp đặt hệ thống sẽ làm giảm toàn bộ các nguy cơ rủi ro. Nghiên cứu lắp đặt phải chỉ ra được các mối nguy hiểm có thể có do báo động sai.
3.2. Giới hạn và yêu cầu chung
3.2.1. Sự cần thiết của hệ thống báo động tới hạn phải
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7174:2002 (ISO 12794 : 2000) về Năng lượng hạt nhân - An toàn bức xạ - Liều kế nhiệt phát quang dùng cho cá nhân để đo liều bức xạ các đầu chi và mắt
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8626:2010 (ISO 10979:1994) về Năng lượng hạt nhân - Nhận dạng bó thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8627:2010 (ISO 6962:2004) về Năng lượng hạt nhân - Phương pháp chuẩn để thử nghiệm tính ổn định đối với chiếu xạ alpha lâu dài của chất nền cho việc rắn hóa chất thải phóng xạ mức cao
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8192:2009 (ISO 1709 : 1995) về Năng lượng hạt nhân - Vật liệu phân hạch - Nguyên lý an toàn tới hạn trong lưu giữ, xử lý và chế biến
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10234:2013 (ISO 9161:2004) về Năng lượng hạt nhân - Urani dioxit dạng bột - Xác định khối lượng riêng biểu kiến và khối lượng riêng nén
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7174:2002 (ISO 12794 : 2000) về Năng lượng hạt nhân - An toàn bức xạ - Liều kế nhiệt phát quang dùng cho cá nhân để đo liều bức xạ các đầu chi và mắt
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8626:2010 (ISO 10979:1994) về Năng lượng hạt nhân - Nhận dạng bó thanh nhiên liệu của lò phản ứng hạt nhân
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8627:2010 (ISO 6962:2004) về Năng lượng hạt nhân - Phương pháp chuẩn để thử nghiệm tính ổn định đối với chiếu xạ alpha lâu dài của chất nền cho việc rắn hóa chất thải phóng xạ mức cao
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8192:2009 (ISO 1709 : 1995) về Năng lượng hạt nhân - Vật liệu phân hạch - Nguyên lý an toàn tới hạn trong lưu giữ, xử lý và chế biến
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10234:2013 (ISO 9161:2004) về Năng lượng hạt nhân - Urani dioxit dạng bột - Xác định khối lượng riêng biểu kiến và khối lượng riêng nén
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9103:2011(ISO 7753:1987) về Năng lượng hạt nhân - Tính năng và yêu cầu thử nghiệm đối với hệ thống phát hiện và báo động tới hạn
- Số hiệu: TCVN9103:2011
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2011
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra