Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8893:2011

CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG SẮT

(Grading for railway lines)

 

Lời nói đầu

TCVN 8893:2011 do Cục Đường sắt Việt Nam tổ chức biên soạn, Bộ Giao thông vận tải đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ thẩm định và công bố.

TCVN 8893:2011 được xây dựng trên cơ sở tiêu chuẩn ngành “Cấp kỹ thuật đường sắt” 22TCN 362-07.

 

CẤP KỸ THUẬT ĐƯỜNG SẮT

Grading for railway lines

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn quốc gia này quy định các yêu cầu kỹ thuật đối với các cấp kỹ thuật: đường sắt quốc gia; đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia; đường sắt đô thị.

Tiêu chuẩn này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân khi tham gia các hoạt động quy hoạch phát triển, thực hiện đầu tư và tổ chức quản lý, bảo trì, khai thác kết cấu hạ tầng đường sắt.

2. Tài liệu viện dẫn

Tiêu chuẩn đường sắt đô thị loại hình vận chuyển nhanh khối lượng lớn (MRT) - Yêu cầu kỹ thuật chung TCVN 8585:2011.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Các thuật ngữ, định nghĩa sử dụng trong Tiêu chuẩn này được hiểu như sau:

3.1  Đường sắt quốc gia (National railways) là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải chung của cả nước, từng vùng kinh tế và liên vận quốc tế.

3.2  Đường sắt đô thị (Urban railways) là đường sắt phục vụ nhu cầu đi lại hàng ngày của hành khách ở thành phố, vùng phụ cận, bao gồm đường sắt đi ngầm, đường sắt đi trên cao, đường sắt đi trên mặt đất và một số loại hình giao thông đô thị mới tự động dẫn hướng.

3.3  Đường sắt chuyên dùng (Specialized railways) là đường sắt phục vụ nhu cầu vận tải riêng của tổ chức, cá nhân.

3.4  Cấp kỹ thuật đường sắt (Grading for railway lines) là quy định thứ hạng các tuyến hoặc đoạn tuyến đường sắt theo các tiêu chuẩn kỹ thuật, tương ứng với các yêu cầu về năng lực vận tải và an toàn chạy tàu.

3.5  Khổ đường sắt (Gauge) là khoảng cách ngắn nhất giữa hai má trong của đường ray.

3.6  Tốc độ thiết kế (Designed speed) của tuyến đường sắt là trị số tốc độ áp dụng trong tính toán, thiết kế và xây lắp các cấu trúc thành phần của tuyến, đoạn tuyến đường sắt đó. Phương tiện giao thông đường sắt không được phép chạy quá tốc độ thiết kế của tuyến, đoạn tuyến đường sắt, trừ các đoàn tàu có thùng xe tự cân bằng (Tilting body train).

3.7  Đường cong nằm (Transverse Curve) là đường cong của tuyến đường trên mặt bằng.

4. Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia

Cấp kỹ thuật đường sắt quốc gia, đường sắt chuyên dùng nối ray với đường sắt quốc gia được phân theo:

- Đường sắt khổ 1435 mm;

- Đường sắt khổ 1000 mm;

- Đường sắt lồng (khổ 1435 mm và 1000 mm).

4.1  Đường sắt khổ 1435 mm

4.1.1  Cấp kỹ thuật đường sắt

4.1.1.1  Đường sắt khổ 1435 mm được chia thành các cấp kỹ thuật sau:

- Đường sắt cao tốc;

- Đường sắt cận cao tốc;

- Đường sắt cấp 1;

- Đường sắt cấp 2;

- Đường sắt cấp 3.

4.1.1.2  Đường sắt cao tốc và cận cao tốc phải được xây dựng giao cắt khác mức với đường giao thông khác và được rào chắn cách ly, tránh mọi sự xâm nhập của người, phương tiện, súc vật. Đường sắt cao tốc và cận cao tốc chỉ dành riêng cho vận tải hành khách.

4.1.1.3  Đường sắt cấp 1, cấp 2, cấp 3 có thể giao cắt cùng mức với đường bộ. Đường sắt cấp 1, cấp 2 và cấp 3 được sử dụng chung cho vận tải hành khách và vận tải hàng hóa.

4.1.2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8893:2011 về Cấp kỹ thuật đường sắt

  • Số hiệu: TCVN8893:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/07/2024
  • Ngày hết hiệu lực: 12/03/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản