Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 8860-2 : 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHỰA BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SỬ DỤNG MÁY QUAY LI TÂM

Asphalt Concrete – Test methods – Part 2: Determination of bitumen content using extraction Centrifuge

Lời nói đầu

TCVN 8860-2 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1

Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-2 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa

 

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 2: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NHỰA BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHIẾT SỬ DỤNG MÁY QUAY LI TÂM

Asphalt Concrete - Test methods - Part 1: Determination of bitumen content using extraction Centrifuge

1 Phạm vi áp dụng

1.1 Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định hàm lượng nhựa có trong bê tông nhựa (BTN) bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm.

1.2 Hỗn hợp cốt liệu thu được sau khi tách nhựa có thể sử dụng để thử nghiệm phân tích thành phần hạt.

2 Thuật ngữ và định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:

2.1 Hàm lượng nhựa (Asphalt content)

Lượng nhựa đường trong hỗn hợp bê tông nhựa, tính theo phần trăm của khối lượng hỗn hợp bê tông nhựa (bao gồm cốt liệu đá dăm, cát, bột khoáng, nhựa đường).

2.2 Cỡ hạt lớn nhất (Maximum size of aggregate)

Cỡ sàng nhỏ nhất mà lượng lọt qua cỡ sàng đó là 100 %.

Tiêu chuẩn sử dụng hệ sàng mắt vuông để thí nghiệm thành phần hạt cốt liệu và biểu diễn kích cỡ hạt cốt liệu.

2.3 Cỡ hạt lớn nhất danh định (Nominal maximum size of aggregate)

Cỡ sàng lớn nhất mà lượng sót riêng biệt trên cỡ sàng đó không lớn hơn 10 %.

3 Nguyên tắc

Mẫu BTN được sấy khô, làm tơi và ngâm trong dung môi hoà tan nhựa. Sử dụng máy quay ly tâm để tách phần dung dịch hoà tan nhựa. Lượng nhựa được xác định trên cơ sở chênh lệch khối lượng mẫu BTN thử nghiệm và khối lượng cốt liệu (đá dăm, cát, bột khoáng) thu được sau khi thử nghiệm. Căn cứ vào lượng nhựa thu được để tính toán hàm lượng nhựa theo khối lượng mẫu BTN hoặc theo khối lượng cốt liệu.

4 Thuốc thử

4.1 Tricloroethylene C2HCl3 .

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8860-2:2011 về Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

  • Số hiệu: TCVN8860-2:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản