Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8860-7 : 2011

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 7: XÁC ĐỊNH ĐỘ GÓC CẠNH CỦA CÁT

Asphalt Concrete – Test methods – Part 7: Determination of Fine Aggregate Angularity

Lời nói đầu

TCVN 8860-7 : 2011 được chuyển đổi từ 22 TCN 62-84 theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 khoản 1 Điều 7 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

TCVN 8860-7 : 2011 do Viện Khoa học và Công nghệ Giao thông Vận tải biên soạn, Bộ Giao thông Vận tải đề nghị, Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng thẩm định, Bộ Khoa học và Công nghệ Công bố.

Bộ tiêu chuẩn TCVN 8860 : 2011 Bê tông nhựa – Phương pháp thử gồm mười hai phần:

- TCVN 8860-1 : 2011, Phần 1: Xác định độ ổn định, độ dẻo Marshall

- TCVN 8860-2 : 2011, Phần 2: Xác định hàm lượng nhựa bằng phương pháp chiết sử dụng máy quay li tâm

- TCVN 8860-3 : 2011, Phần 3: Xác định thành phần hạt

- TCVN 8860-4 : 2011, Phần 4: Xác định tỷ trọng lớn nhất, khối lượng riêng của bê tông nhựa ở trạng thái rời

- TCVN 8860-5 : 2011, Phần 5: Xác định tỷ trọng khối, khối lượng thể tích của bê tông nhựa đã đầm nén

- TCVN 8860-6 : 2011, Phần 6: Xác định độ chảy nhựa

- TCVN 8860-7 : 2011, Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

- TCVN 8860-8 : 2011, Phần 8: Xác định hệ số độ chặt lu lèn

- TCVN 8860-9 : 2011, Phần 9: Xác định độ rỗng dư

- TCVN 8860-10 : 2011, Phần 10: Xác định độ rỗng cốt liệu

- TCVN 8860-11 : 2011, Phần 11: Xác định độ rỗng lấp đầy nhựa

- TCVN 8860-12 : 2011, Phần 12: Xác định độ ổn định còn lại của bê tông nhựa

 

BÊ TÔNG NHỰA - PHƯƠNG PHÁP THỬ - PHẦN 7: XÁC ĐỊNH ĐỘ GÓC CẠNH CỦA CÁT

Asphalt Concrete – Test methods – Part 7: Determination of Fine Aggregate Angularity

1 Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ góc cạnh của cát (cát thiên nhiên, cát xay, hỗn hợp cát thiên nhiên và cát xay) ở trạng thái rời.

2 Tài liệu viện dẫn

TCVN 7572-4 : 2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa - Phương pháp thử - Phần 4: Xác định khối lượng

riêng, khối lượng thể tích và độ hút nước.

3. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:

Độ góc cạnh của cát (Fine Aggregate Angularity)

Chỉ tiêu tổng hợp nhằm đánh giá hình dạng và trạng thái bề mặt của cốt liệu mịn (cát). Hạt cốt liệu có dạng hình khối, bề mặt thô ráp với nhiều góc cạnh sẽ có độ góc cạnh lớn hơn so với hạt cốt liệu tròn cạnh và có bề mặt trơn nhẵn. Độ góc cạnh của cát được xác định qua độ rỗng của cấp phối cát (có thành phần hạt quy định) ở trạng thái không đầm nén, độ rỗng càng cao thì độ góc cạnh càng lớn. Sử dụng cát có độ góc cạnh lớn trong chế tạo bê tông nhựa sẽ tạo nên mặt đường bê tông nhựa đảm bảo khả năng kháng cắt, chống

trượt và hạn chế vệt hằn lún bánh xe.

4 Nguyên tắc

4.1 Mẫu cát đựng trong phễu được chảy xuống một ống đong có thể tích 100 mL với chiều cao rơi quy định. Gạt bỏ phần cốt liệu thừa trên miệng ống đong, sau đó xác định khối lượng cốt liệu có trong ống đong bằng cách cân. Độ rỗng cát sẽ được tính bằng cách lấy thể tích ống đong trừ đi thể tích tuyệt đối của cốt liệu. Thể tích tuyệt đối của cát sẽ được tính trên cơ sở khối lượng cốt liệu trong ống đong và khối lượng riêng của cát.

Độ rỗng cát là giá trị trung bình của 2 lần thử nghiệm.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8860-7:2011 về Bê tông nhựa - Phương pháp thử - Phần 7: Xác định độ góc cạnh của cát

  • Số hiệu: TCVN8860-7:2011
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2011
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản