Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8188:2009

ISO 3325 : 1996

WITH AMENDMENT 1: 2001

VẬT LIỆU KIM LOẠI THIÊU KẾT, TRỪ HỢP KIM CỨNG - XÁC ĐỊNH ĐỘ BỀN UỐN NGANG

Sintered metal materials, excluding hardmetals - Determination of transverse rupture strength

Lời nói đầu

TCVN 8188 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 3325 : 1996, và Sửa đổi 1 : 2001.

TCVN 8188 : 2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 164 Th cơ lý kim loại biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

VẬT LIỆU KIM LOẠI THIÊU KẾT, TRỪ HỢP KIM CỨNG - XÁC ĐỊNH Đ BN UỐN NGANG

Sintered metal materials, excluding hardmetals - Determination of transverse rupture strength

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp xác định độ bền uốn ngang của vật liệu kim loại thiêu kết, trừ hợp kim cứng. Phương pháp này đặc biệt thích hợp để so sánh độ bền thiêu kết của một mẻ bột kim loại với độ bền của một mẻ bột chuẩn hoặc với độ bền quy định.

Phương pháp này thích hợp đối với vật liệu kim loại thiêu kết, trừ hợp kim cứng, dù chúng có được nhiệt luyện sau khi thiêu kết hay không, và cũng thích hợp đối với vật liệu được định kích thước hoặc ép theo khuôn sau khi thiêu kết.

Phương pháp này đặc biệt thích hợp đối với vật liệu có độ cứng đồng đều ở tất cả các tiết diện của nó và có độ dẻo không đáng kể, ví dụ độ dẻo tương ứng với biến dạng dư đo được giữa hai gối đỡ nhỏ nhất là 0,5 mm trong quá trình xác định độ bền uốn. Nếu phép thử áp dụng đối với vật liệu trong điều kiện khác với các điều kiện quy định ở trên, thì phải báo cáo điều kiện thử này.

CHÚ THÍCH: Biến dạng dư có thể được đo với độ chính xác thích đáng từ hai mảnh của tấm bị gãy hoặc tấm bị nứt bằng sự chia độ và ghi chỉ số bề mặt dưới. Cách khác, độ võng của đường thẳng kéo dài theo phương ngang trên mặt bên của mẫu thử có thể được đo bằng cách sử dụng một thiết bị quang học như đo bằng kính hiển vi hoặc dụng cụ so sánh quang học.

2. Nguyên lý

Mẫu thử đặt trên hai gối đỡ bị phá gãy bằng cách đặt tải ở chính giữa hai gối đỡ, dưới điều kiện

tải tĩnh trong khoảng thời gian ngắn.

3. Thiết bị

Thiết bị thử, bất kỳ thiết bị nào cung cấp điều kiện đặt tải tĩnh và có độ chính xác ± 1 %.

Thiết bị thử phải có hai gối đỡ (dạng con lăn) cách nhau một khoảng cố định và một gối đặt tải (dạng con lăn). Cả ba gối phải có đường kính là 3,2 mm ± 0,1 mm và phải được làm bằng thép đã tôi với độ cứng nhỏ nhất là 700 HV hoặc bằng hợp kim cứng.

Hai gối đỡ phải được lắp song song với nhau, và khoảng cách giữa hai đường trục của chúng là 25,0 mm ± 0,2 mm hoặc 25,4 mm ± 0,2 mm, được đo với độ chính xác tới ± 0,1 mm. Gối đặt tải phải được lắp ở chính giữa hai gối đỡ.

Để chính xác hơn, nên ưu tiên lắp các gối đỡ để có thể điều chỉnh được mọi sai lệch độ song song giữa mặt đầu và mặt đáy của mẫu thử. Điều này có thể được hoàn thành bằng cách lắp các gối đỡ sao cho có thể điều chỉnh được từng gối theo phương thẳng đứng (xem Hình 1).

Sơ đồ của thiết bị thử điển hình được chỉ ra trên Hình 1.

Bộ gá lắp phải được bao che để bảo vệ an toàn một cách thích hợp nhất.

4. Mẫu thử

4.1. Mẫu thử phải có chiều dày danh nghĩa 6 mm và được tạo ra từ lòng khuôn có kích thước danh nghĩa là 30 mm x 12 mm. Độ dày của mẫu thử phải đồng đều với dung sai khoảng 0,1 mm trên toàn bộ chiều dài và 0,04 mm trên bất kỳ chiều rộng nào vuông góc với chiều cao và chiều dài.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8188:2009 (ISO 3325:1996/AMD 1: 2001) về Vật liệu kim loại thiêu kết, trừ hợp kim cứng - Xác định độ bền uốn ngang

  • Số hiệu: TCVN8188:2009
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2009
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản