Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 8097-1 : 2010

IEC 60099-1 : 1999

BỘ CHỐNG SÉT - PHẦN 1: BỘ CHỐNG SÉT CÓ KHE HỞ KIỂU ĐIỆN TRỞ PHI TUYẾN DÙNG CHO HỆ THỐNG ĐIỆN XOAY CHIỀU

Surge arresters - Part 1: Non-linear resistor type gapped surge arresters for a.c. systems

Lời nói đu

TCVN 8097-1: 2010 thay thế TCVN 5717:1993;

TCVN 8097-1: 2010 hoàn toàn tương đương với IEC 60099-1:1999;

TCVN 8097-1: 2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC/E1 Máy điện và khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

BỘ CHỐNG SÉT - PHN 1: B CHỐNG SÉT CÓ KHE HỞ KIỂU ĐIỆN TRPHI TUYẾN DÙNG CHO HỆ THỐNG ĐIỆN XOAY CHIU

Surge arresters - Part 1: Non-linear resistor type gapped surge arresters for a.c. systems

MỤC 1: QUY ĐỊNH CHUNG

1.1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho thiết bị bảo vệ chống đột biến được thiết kế để hoạt động lặp lại nhằm hạn chế đột biến điện áp trên mạch điện xoay chiều và để ngắt dòng điện bị dẫn. Cụ thể, tiêu chuẩn này áp dụng cho bộ chống sét có một hoặc nhiều khe hở phóng điện nối tiếp với một hoặc nhiều điện trở phi tuyến.

1.2. Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với tài liệu viện dẫn có ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng bản mới nhất, bao gồm các sửa đổi.

TCVN 6099 (IEC 60060), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao

IEC 60071-2: 1976, Insulation co-ordination - Part 2: Application guide (Phối hợp cách điện - Phần 2: Hướng dẫn áp dụng)

IEC 60099-3:1990, Surge arresters - Part 3: Artificial pollution testing of surge arresters (Bộ chống sét - Phần 3: Thử nghiệm nhiễm bẩn nhân tạo cho bộ chống sét)

MỤC 2: ĐỊNH NGHĨA

Tiêu chuẩn này áp dụng các định nghĩa dưới đây:

2.1. Bộ chống sét* (surge arrester)

Thiết bị được thiết kế để bảo vệ thiết bị điện khỏi điện áp quá độ cao và để giới hạn thời gian và thường là độ lớn của dòng điện bị dẫn. Thuật ngữ “bộ chống sét” bao gồm cả khe hở nối tiếp bất kỳ ở bên ngoài mà khe hở này là thiết yếu đối với hoạt động của thiết bị nếu được lắp đặt để vận hành, cho dù có được cung cấp hoặc không được cung cấp như một bộ phận không thể tách rời của thiết bị.

CHÚ THÍCH: Bộ chống sét thường được nối giữa dây dẫn điện của lưới điện và đất nhưng một số trường hợp có thể được nối qua cuộn dây của thiết bị hoặc giữa các dây dẫn điện.

2.2. Bộ chống sét có khe h kiểu điện trở phi tuyến (non-linear resistor type gapped arrester)

Bộ chống sét có một hoặc nhiều khe hở phóng điện nối nối tiếp với một hoặc nhiều điện trở phi tuyến.

2.3. Khe hở nối tiếp của b chống sét (series gap of an arrester)

Khe hở hoặc các khe hở có chủ ý, nằm giữa các điện cực, nối tiếp với điện trở hoặc các điện trở phi tuyến nối tiếp của bộ chống sét.

2.4. Điện trở phi tuyến nối tiếp của bộ chống sét (non-linear series resistor of an arrester)

Bộ phận của bộ chống sét, nhờ có đặc tính điện áp - dòng điện phi tuyến mà hoạt động như một điện trở thấp để cho dòng phóng điện lớn chạy qua nhằm hạn chế điện áp đặt lên các đầu nối của bộ chống sét, và hoạt động như một điện trở cao ở điện áp tần số công nghiệp bình thường đã giới hạn độ lớn của dòng điện bị dẫn.

2.5<

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8097-1:2010 (IEC 60099-1 : 1999) về Bộ chống sét - Phần 1: Bộ chống sét có khe hở kiểu điện trở phi tuyến dùng cho hệ thống điện xoay chiều

  • Số hiệu: TCVN8097-1:2010
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2010
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 24/08/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản