Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6099-1 : 2007

KỸ THUẬT THỬ NGHIỆM ĐIỆN ÁP CAO –

PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA CHUNG VÀ YÊU CẦU THỬ NGHIỆM

High-voltage test techniques-

Part 1: General definitions and test requirements

Lời nói đầu

TCVN 6099-1 : 2007 thay thế TCVN 6099-1 : 1996 và TCVN 6099-2 : 1996;

TCVN 6099-1 : 2007 hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn IEC 60060-1 : 1989;

TCVN 6099-1 : 2007 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E1 Máy điện khí cụ điện biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

 

KỸ THUẬT THỬ NGHIỆM ĐIỆN ÁP CAO –

PHẦN 1: ĐỊNH NGHĨA CHUNG VÀ YÊU CẦU THỬ NGHIỆM

High-voltage test techniques-

Part 1: General definitions and test requirements

MỤC 1: KHÁI QUÁT

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho:

- thử nghiệm điện môi bằng điện áp một chiều;

- thử nghiệm điện môi bằng điện áp xoay chiều;

- thử nghiệm điện môi bằng điện áp xung;

- thử nghiệm bằng dòng điện xung;

- phối hợp các thử nghiệm trên.

Tiêu chuẩn này chỉ áp dụng cho các thử nghiệm trên các thiết bị có điện áp cao nhất dùng cho thiết bị là Um lớn hơn 1 kV.

Tiêu chuẩn này không áp dụng cho các thử nghiệm tương thích điện từ trên các thiết bị điện hoặc điện tử.

2. Mục đích

Mục đích của tiêu chuẩn này là:

- xác định về khả năng áp dụng chung và riêng;

- đưa ra các yêu cầu chung liên quan đến đối tượng thử nghiệm và qui trình thử nghiệm;

- mô tả các phương pháp tạo và đo các điện áp và dòng điện thử nghiệm;

- mô tả các qui trình thử nghiệm;

- mô tả phương pháp đánh giá kết quả thử nghiệm và chỉ ra tiêu chí chấp nhận hoặc không chấp nhận.

Các định nghĩa và các yêu cầu liên quan đến các dụng cụ đo được công nhận và phương pháp kiểm tra được cho trong TCVN 6099-2 (IEC 60060-2), Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao – Hệ thống đo.

Có thể cần các qui trình thử nghiệm thay thế để thu được các kết quả có khả năng lặp lại và có ý nghĩa.

Việc lựa chọn qui trình thử nghiệm thích hợp cần được tiến hành bởi Ban kỹ thuật có liên quan.

MỤC 2: ĐỊNH NGHĨA CHUNG

3. xung (impulses)

điện áp hoặc dòng điện quá độ không chu kỳ được đặt có chủ ý, thường tăng nhanh đến giá trị đỉnh và sau đó giảm chậm hơn về không (0)

Với mục đích riêng, có thể sử dụng các xung có đầu sóng tăng gần tuyến tính hoặc các quá độ dạng dao động hoặc dạng gần hình chữ nhật.

Thuật ngữ “xung” cần được phân biệt với thuật ngữ “tăng đột biến” liên quan đến quá độ xuất hiện trong thiết bị điện hoặc các mạng lưới đang vận hành.

3.1. xung sét và xung đóng cắt (lightning and switching impulses)

sự phân biệt giữa xung sét và xung đóng cắt được dựa vào độ rộng đầu sóng. Xung có độ rộng đầu sóng đến 20 ms được coi là xung sét và các xung có độ rộng đầu sóng dài hơn được coi là xung đóng cắt.

Thông thường, xung đóng cắt còn được đặc trưng bởi độ rộng tổng dài hơn đáng kể so với độ rộng tổng của xung sét.

4. Đặc điểm liên quan đến phóng điện đánh thủng và điện áp thử nghiệm

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6099-1:2007 (IEC 60060-1:1989) về Kỹ thuật thử nghiệm điện áp cao - Phần 1: Định nghĩa chung và yêu cầu thử nghiệm

  • Số hiệu: TCVN6099-1:2007
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2007
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản