Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8019-1:2008
ISO 14269-1:1997
MÁY KÉO VÀ MÁY TỰ HÀNH DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG BUỒNG LÁI - PHẦN 1: THUẬT NGỮ
Tractors and self-propelled machines for agriculture and forestry - Operator enclosure environment - Part 1: Vocabulary
Lời nói đầu
TCVN 8019-1:2008, TCVN 8019-2:2008, TCVN 8019-3:2008, TCVN 8019-4:2008, TCVN 8019-5:2008, thay thế TCVN 1773-16:1999.
TCVN 8019-1:2008 hoàn toàn tương đương với ISO 14269-1:1997.
TCVN 8019-1:2008 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 23 Máy kéo và máy dùng trong nông lâm nghiệp biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8019 (ISO 14269) Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp - Môi trường buồng lái gồm các phần:
- Phần 1: Thuật ngữ
- Phần 2: Sưởi ấm, thông thoáng và điều hòa không khí - Tính năng và phương pháp thử
- Phần 3: Xác định hiệu ứng nung nóng do mặt trời
- Phần 4: Phương pháp thử phần tử lọc không khí
- Phần 5: Phương pháp thử hệ thống tăng áp
MÁY KÉO VÀ MÁY TỰ HÀNH DÙNG TRONG NÔNG LÂM NGHIỆP - MÔI TRƯỜNG BUỒNG LÁI - PHẦN 1: THUẬT NGỮ
Tractors and self-propelled machines for agriculture and forestry - Operator enclosure environment - Part 1: Vocabulary
1. Phạm vi áp dụng
Bộ tiêu chuẩn TCVN 8019 quy định các phương pháp thử và các tiêu chí đánh giá buồng lái của các máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp.
Thuật ngữ và định nghĩa trong tiêu chuẩn này được sử dụng trong bộ tiêu chuẩn TCVN 8019.
2. Thuật ngữ và định nghĩa
2.1. Nhiệt độ hữu hiệu
Tổ hợp của độ ẩm tương đối và nhiệt độ có thể cho ta thấy mức độ dễ chịu (tiện nghi) mà thân người cảm nhận được.
2.2. Biểu đồ nhiệt độ buồng lái
Biểu đồ của quãng nhiệt độ hữu hiệu mà trong giới hạn đó môi trường bên trong buồng lái được xem là mong muốn.
2.3. Môi trường người lái
Không gian bao quanh người lái xác định theo số đo nhiệt độ và vận tốc.
2.4. Buồng lái
Phần của xe, máy bao bọc hoàn toàn người lái máy, ngăn chặn không khí, bụi hoặc các vật thể khác từ bên ngoài tự do lọt vào khu vực xung quanh người lái.
2.5. Hệ thống điều hòa không khí
Hệ thống làm giảm nhiệt độ hữu hiệu của không khí bên trong buồng lái.
2.6. Điều hòa toàn phần không khí
Điều chỉnh nhiệt độ hữu hiệu và áp suất không khí bên trong buồng lái.
2.7. Sưởi ấm
Nâng cao nhiệt độ không khí bên trong buồng lái.
2.8. Hệ thống sưởi ấm
Hệ thống làm tăng nhiệt độ hữu hiệu không khí bên trong buồng lái.
2.9. Làm mát
Làm giảm nhiệt độ không khí bên trong buồng lái.
2.10. Thông thoáng
Làm thay đổi không khí trong khu vực quanh người lái bên trong buồng lái để tạo sự dễ chịu (tiện nghi).
2.11. Hệ thống thông thoáng
Hệ thống cung cấp không khí trong lành và duy trì lưu thông không khí bên trong buồng lái.
2.12. Độ tăng áp
Chênh lệch áp suất giữa áp suất tĩnh bên trong và bên ngoài buồng lái.
2.13. Hệ thống tăng áp
Các phương tiện dùng để tăng áp suất buồng lái bao gồm mọi thành phần có ảnh hưởng đến tính năng của hệ thống.
2.14. Lọc không khí
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9196:2012 (ISO 10998 : 2008) về Máy kéo nông nghiệp - Yêu cầu đối với hệ thống lái
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-2:2012 (ISO 26322-2 : 2010) về Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp - An toàn - Phần 2: Máy kéo nhỏ và máy kéo vết bánh hẹp
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9233:2012 về Máy nông nghiệp - Máy kéo tay hai bánh - Phương pháp thử
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9583:2012 (ISO 5700:2006) về Máy kéo nông lâm nghiệp - Kết cấu bảo vệ phòng lật (ROPS) - Phương pháp thử tĩnh học và điều kiện chấp nhận
- 1Quyết định 2960/QĐ-BKHCN năm 2008 công bố tiêu chuẩn quốc gia về Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 2Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1773-16:1999 (ISO 6097: 1983) về máy kéo và máy nông nghiệp tự hành - phương pháp thử - phần 16: tính năng làm việc của hệ thống sưởi ấm và thông thoáng trong buồng lái kín do Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường ban hành
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9196:2012 (ISO 10998 : 2008) về Máy kéo nông nghiệp - Yêu cầu đối với hệ thống lái
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8744-2:2012 (ISO 26322-2 : 2010) về Máy kéo dùng trong nông lâm nghiệp - An toàn - Phần 2: Máy kéo nhỏ và máy kéo vết bánh hẹp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9233:2012 về Máy nông nghiệp - Máy kéo tay hai bánh - Phương pháp thử
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9583:2012 (ISO 5700:2006) về Máy kéo nông lâm nghiệp - Kết cấu bảo vệ phòng lật (ROPS) - Phương pháp thử tĩnh học và điều kiện chấp nhận
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8019-1:2008 (ISO 14269-1:1997) về Máy kéo và máy tự hành dùng trong nông lâm nghiệp – Môi trường buồng lái - Phần 1: Thuật ngữ
- Số hiệu: TCVN8019-1:2008
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 30/12/2008
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra