TIÊU CHUẨN VIỆT NAM
TCVN 7699-2-33:2007
THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG
PHẦN 2-33: CÁC THỬ NGHIỆM - HƯỚNG DẪN THỬ NGHIỆM THAY ĐỔI NHIỆT ĐỘ
Basic environmental testing procedures-
Part 2-33: Tests - Guidance on change of temperature tests
1. Giới thiệu
Tiêu chuẩn này hướng dẫn nhà thiết kế và người thực hiện thử nghiệm về yêu cầu kỹ thuật và sử dụng các thử nghiệm thay đổi nhiệt độ.
Thử nghiệm thay đổi nhiệt độ thích hợp để xác định ảnh hưởng lên mẫu thử nghiệm do thay đổi nhiệt độ hoặc liên tục thay đổi nhiệt độ.
Thử nghiệm này không thích hợp để chứng tỏ các ảnh hưởng chỉ do nhiệt độ cao hoặc thấp. Đối với các ảnh hưởng này, nên sử dụng thử nghiệm nóng khô hoặc thử nghiệm lạnh.
Tác dụng của các thử nghiệm này được xác định bởi:
- các giá trị nhiệt độ chịu thử cao và giá trị nhiệt độ chịu thử thấp mà trong khoảng đó việc thay đổi là có ảnh hưởng;
- thời gian chịu thử trong đó mẫu thử nghiệm được giữ ở các giá trị nhiệt độ này;
- tốc độ thay đổi giữa các giá trị nhiệt độ này;
- số chu kỳ chịu thử;
- lượng nhiệt truyền vào hoặc tỏa ra từ mẫu.
2. Các điều kiện hiện trường về thay đổi nhiệt độ
Ở thiết bị và linh kiện điện tử, thường chỉ xảy ra thay đổi nhiệt độ từ từ. Các phần bên trong thiết bị sẽ chịu thay đổi nhiệt độ chậm hơn so với các phần ở bề mặt bên ngoài thiết bị khi chưa đóng điện.
Thay đổi nhiệt độ đột ngột có thể xảy ra khi:
- thiết bị được vận chuyển từ môi trường trong nhà có nhiệt độ ấm sang điều kiện ngoài trời có nhiệt độ lạnh hoặc ngược lại;
- thiết bị gặp lạnh đột ngột do mưa hoặc ngâm vào nước lạnh;
- thiết bị gắn bên ngoài phương tiện hàng không;
- hoặc trong các điều kiện nhất định về vận chyển hoặc bảo quản.
Các linh kiện phải chịu các ứng suất do thay đổi nhiệt độ khi građien nhiệt độ cao tích lũy trong thiết bị sau khi đóng nguồn; ví dụ, ở bên cạnh các điện trở công suất lớn, sự bức xạ có thể gây ra tăng nhiệt độ bề mặt ở các linh kiện lân cận trong khi các bộ phận khác vẫn nguội.
Các linh kiện được làm mát nhân tạo có thể phải chịu thay đổi nhiệt độ đột ngột khi đóng điện cho hệ thống làm mát.
Trong quá trình chế tạo thiết bị, các linh kiện cũng có thể bị thay đổi nhiệt độ đột ngột.
Số lần và biên độ thay đổi nhiệt độ và khoảng thời gian giữa các lần thay đổi nhiệt độ là quan trọng.
Khi đặt thời gian chuyển tiếp từ 2 min đến 3 min, khi mẫu càng nhỏ thì cường độ ứng suất nhiệt mà mẫu phải chịu càng nhỏ. Tuy nhiên, ứng suất nhiệt còn liên quan đến việc mẫu được vận chuyển trong vài phút từ môi trường có nhiệt độ có giá trị cực biên này sang giá trị cực biên khác.
Ảnh hưởng lên các linh kiện và thiết bị do tăng nhiệt và giảm nhiệt có thể khác nhau. Sương hoặc tuyết xuất hiện trên các linh kiện hoặc thiết bị có thể tạo thêm các ứng suất và trong trường hợp các ứng suất bổ sung này là không mong muốn, độ ẩm cần được khống chế thích hợp để giảm thiểu các ảnh hưởng này.
3. Kỹ thuật cơ bản
3.1. Thiết kế các thử nghiệm thay đổi nhiệt độ
Các thử nghiệm thay đổi nhiệt độ, thử nghiệm Na, Nb và Nc (TCVN 7699-2-14 (IEC 60068-2-14)), gồm có các giai đoạn thay đổi ở nhiệt độ cao và nhiệt độ thấp có chuyển tiếp nhiệt độ được ấn định thích hợp từ nhiệt độ này sang nhiệt độ kia. Quá trình chịu thử, bắt đầu từ nhiệt độ phòng sang nhiệt độ chịu thử ban đầu, sau đó đến nhiệt độ chịu thử thứ hai và trở về nhiệt độ phòng, được gọi là một chu kỳ thử nghiệm.
3.1.1. Tham số thử nghiệm
- Nhiệt độ phòng.
- Nhiệt độ cao.
- Nhiệt độ thấp.
- Thời gian phơi nhiễm.
- Thời gian giữa hai lần phơi nhiễm ở hai giá trị cực biên nhiệt độ.
- Số chu kỳ t
Để xem đầy đủ nội dung Tiêu chuẩn/Quy chuẩn và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-33:2007 (IEC 60068-2-33:1971/Amd 1:1978) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-33: Các thử nghiệm - Hướng dẫn thử nghiệm thay đổi nhiệt độ
- Số hiệu: TCVN7699-2-33:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Không có
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực:
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực