Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỬ NGHIỆM MÔI TRƯỜNG - PHẦN 2-38: CÁC THỬ NGHIỆM - THỬ NGHIỆM Z/AD:
THỬ NGHIỆM CHU KỲ NHIỆT ĐỘ/ĐỘ ẨM HỖN HỢP
Basic environmental testing procedures - Part 2-38: Tests - Test Z/AD: Composite temperature/humidity cyclic test
Thử nghiệm Z/AD là thử nghiệm chu kỳ nhiệt độ/độ ẩm được thiết kế để phát hiện các khuyết tật ở mẫu thử nghiệm do "hô hấp" gây ra, khác với việc hấp thụ ẩm.
Thử nghiệm này không giống với các thử nghiệm nóng ẩm chu kỳ khác ở chỗ nó xuất phát từ mức khắc nghiệt gia tăng do:
a) Số lần thay đổi nhiệt độ hoặc hành động "bơm" trong thời gian cho trước là lớn hơn.
b) Dải nhiệt độ chu kỳ lớn hơn.
c) Tốc độ thay đổi nhiệt độ chu kỳ cao hơn.
d) Có một số lần nhiệt độ hạ xuống dưới 0oC.
Hô hấp tăng tốc và ảnh hưởng của việc đóng băng của nước nằm lại trong các vết nứt và khe rãnh là các đặc trưng cần thiết đối với thử nghiệm hỗn hợp này.
Tuy nhiên, cần lưu ý là hiệu ứng đóng băng chỉ xảy ra khi kích thước của các khe rãnh đủ lớn để cho phép một lượng nước liên tục thấm qua như trường hợp bình thường theo các khe rãnh giữa vết gắn và cụm lắp ráp kim loại hoặc giữa các vết gắn và các đầu nối dây.
Độ ngưng tụ phụ thuộc chủ yếu vào hằng số thời gian nhiệt của bề mặt mẫu thử nghiệm và có thể được bỏ qua đối với các mẫu rất nhỏ nhưng là rất lớn đối với các mẫu cỡ lớn.
Tương tự, hiệu ứng hô hấp là rất rõ ràng trên mẫu có khoảng trống chứa lượng không khí hoặc khí khác tương đối lớn nhưng mức khắc nghiệt của thử nghiệm vẫn phụ thuộc vào một số yếu tố về đặc trưng nhiệt của mẫu.
Ứng dụng của thử nghiệm
Với các lý do trên, khuyến cáo rằng qui trình thử nghiệm này chỉ áp dụng giới hạn cho các mẫu loại linh kiện khi kết cấu của mẫu cho thấy rằng kiểu "hô hấp" của thử nghiệm nóng ẩm kết hợp với đóng băng và trong trường hợp các đặc tính nhiệt là phù hợp với tốc độ thay đổi nhiệt độ, ..v.v… của thử nghiệm Z/AD.
Đối với mẫu kiểu liền khối, ví dụ, gắn nhựa, trong trường hợp có các vết nứt mảnh như sợi tóc hoặc vật liệu xốp, cơ chế hấp thụ hoặc khuếch tán sẽ chiếm ưu thế và thử nghiệm C: nóng ẩm ổn định được ưu tiên để kiểm tra các ảnh hưởng này.
Đối với mẫu cỡ lớn hơn, ví dụ như thiết bị hoặc đối với các linh kiện cần thiết phải đảm bảo ổn định nhiệt trong suốt các giai đoạn khác nhau của chu kỳ thì cần sử dụng thử nghiệm Db, mặc dù số lượng chu kỳ giảm đi trong khoảng thời gian cho trước nhưng sự tăng tốc có thể không quá lớn. Trong trường hợp này, thử nghiệm Db chỉ nên là một phần của qui trình xác định trong Điều 7 của TCVN 7699-1 (IEC 60068-1).
Như với các thử nghiệm nóng ẩm khác, có thể đặt điện áp phân cực hoặc mang tải điện lên các mẫu. Trong trường hợp mang tải điện thì tải này phải sao cho độ tăng nhiệt của mẫu không gây ảnh hưởng bất lợi cho điều kiện của tủ thử.
Các lý do nêu trên chứng tỏ rằng thử nghiệm Z/AD không nên được xem là có thể đổi lẫn hoặc thay thế cho thử nghiệm nóng ẩm không đổi hoặc thử nghiệm nóng ẩm chu kỳ khác nhưng việc chọn qui trình thử nghiệm cần quan tâm đúng mức đến đặc tính vật lý hoặc đặc tính nhiệt của mẫu thử nghiệm và các kiểu cơ chế gây hỏng quan trọng đối với từng trường hợp cụ thể.
Tiêu chuẩn này cung cấp qui trình thử nghiệm kết hợp, thích hợp cho mẫu kiểu linh kiện, dùng phương thức gia tốc để xác định khả năng mẫu chịu được các tác hại ở các điều kiện nhiệt độ/độ ẩm cao và lạnh.
Thử nghiệm sử dụng chu kỳ nhiệt độ ở độ ẩm tương đối cao và tạo ra hoạt động "hô hấp" của hơi ẩm trong các khoang chứa được gắn kín một phần.
Thử nghiệm này gồm cả sự phơi nhiễm ở nhiệt độ thấp để xác định ảnh hưởng của đóng băng theo kỳ.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-33:2007 (IEC 60068-2-33:1971/Amd 1:1978) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-33: Các thử nghiệm - Hướng dẫn thử nghiệm thay đổi nhiệt độ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-32:2007 (IEC 60068-2-32:1975/Amd 2:1990) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-32: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ed: Rơi tự do
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-29:2007 (IEC 60068-2-29:1987) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-29: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Eb và hướng dẫn:Va đập
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-14:2007 (IEC 60068-2-14:1984) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14:Các thử nghiệm - Thử nghiệm N:Thay đổi nhiệt độ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-13:2007 (IEC 60068-2-13:1983) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-13: Các thử nghiệm - Thử nghiệm M: Áp suất không khí thấp
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-33:2007 (IEC 60068-2-33:1971/Amd 1:1978) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-33: Các thử nghiệm - Hướng dẫn thử nghiệm thay đổi nhiệt độ
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-32:2007 (IEC 60068-2-32:1975/Amd 2:1990) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-32: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ed: Rơi tự do
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-29:2007 (IEC 60068-2-29:1987) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-29: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Eb và hướng dẫn:Va đập
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-14:2007 (IEC 60068-2-14:1984) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14:Các thử nghiệm - Thử nghiệm N:Thay đổi nhiệt độ
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-13:2007 (IEC 60068-2-13:1983) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-13: Các thử nghiệm - Thử nghiệm M: Áp suất không khí thấp
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-1:2007 (IEC 60068-1:1998/Amd. 1:1992)về Thử nghiệm môi trường - Phần 1: Quy định chung và hướng dẫn
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-38:2007 (IEC 60068-2-38:1974) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-38: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Z/AD: Thử nghiệm chu kỳ nhiệt độ/độ ẩm hỗn hợp
- Số hiệu: TCVN7699-2-38:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 22/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra