Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
Environmental testing -Part 2 - 10: Tests - Test J and guidance : Mould growth
Tiêu chuẩn này cung cấp phương pháp thử để xác định mức độ mà các sản phẩm kỹ thuật điện hỗ trợ sự phát triển của nấm mốc và nấm mốc phát triển ảnh hưởng đến tính năng và các đặc tính khác liên quan của sản phẩm như thế nào.
Vì các điều kiện phát triển của nấm mốc bao gồm độ ẩm tương đối ở mức cao nên thử nghiệm có thể áp dụng cho các sản phẩm kỹ thuật điện thường được vận chuyển, bảo quản và sử dụng trong điều kiện ẩm ướt trong thời gian ít nhất là vài ngày.
Các tài liệu viện dẫn sau đây là cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất (kể cả các sửa đổi).
TCVN ISO/IEC 17025: 2007 (ISO/IEC 17025: 2005), Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn.
ISO 846:1997, Plastics - Evaluation of the action of microorganisms (Chất dẻo - Đánh giá tác động của vi sinh vật)
MIL-STD-810 F:2000, Method 508.5 Fungus (Phương pháp 508.5 nấm)
Laboratory Biosafety Manual 2nd Ed., WHO 1993, ISBN 92 4 1544503 (Sổ tay an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm)
Thử nghiệm này đề cập đến việc cấy các bào tử nấm mốc có chọn lọc lên các sản phẩm kỹ thuật điện, tiếp sau là giai đoạn ủ trong các điều kiện thúc đẩy sự nảy mầm của bào tử và sự phát triển của nấm mốc.
Có hai phương án thử nghiệm được nêu. Phương án 1 quy định việc cấy các bào tử nấm mốc không có chất dinh dưỡng lên mẫu, trong khi đó, phương án 2 quy định việc cấy lên mẫu các bào tử nấm mốc hòa tan trong dung dịch chất dinh dưỡng hỗ trợ sự phát triển của nấm mốc.
Nên sử dụng các qui trình thử nghiệm như quy định cho chất dẻo trong ISO 846 để đánh giá tính dễ bị hỏng do sự phát triển của nấm mốc trên vật liệu kết cấu được sử dụng.
CHÚ THÍCH: Phòng thử nghiệm dùng cho thử nghiệm vi sinh vật của sản phẩm kỹ thuật cần được đánh giá theo TCVN ISO/IEC 17025: 2007 (ISO/IEC 17025: 2005). Xem thêm phụ lục F.
Sự nhiễm bẩn bề mặt ở dạng bụi, vết nước, chất dinh dưỡng dễ bay hơi ngưng tụ hoặc dầu mỡ có thể đọng trên các mẫu được lắp ráp.Việc này có thể xay ra khi bảo quản và sử dụng hoặc vận chuyển sản phẩm đặt ngoài khí quyển hoặc vận hành mà không có vỏ bảo vệ. Nhiễm bẩn bề mặt có thể gây ra sự gia tăng của nấm và có thể làm cho nấm mốc phát triển mạnh và gây hỏng. Để đánh giá ảnh hưởng của sự nhiễm bẩn này có thể áp dụng phương án thử nghiệm 2.
Do có khó khăn trong việc duy trì các điều kiện cần thiết trong một tủ thử rất rộng nên thiết bị phức hợp lớn thường được thử nghiệm thành một số các khối nhỏ. Việc này sẽ giảm chi phí của thử nghiệm trong tất cả các trường hợp vì một số khối nhỏ có thể có cấu trúc như nhau nên chỉ cần thử nghiệm một trong số các khối đó.
4. Mối nguy hại cho sức khỏe của người sử dụng
Qui trình thử nghiệm này đòi hỏi sử dụng các bào tử nấm mốc nhìn thấy được và sử dụng các điều kiện khí quyển thúc đẩy sự phát triển của nấm mốc.
Do đó, trước khi xử lý dịch cấy nấm mốc, hoặc tiến hành các bước thử nghiệm theo trình tự quy định, cần xem xét các phụ lục của tiêu chuẩn này.
Phụ lục A Nguy hiểm đối với con người
Phụ lục B Phương pháp cấy
Phụ lục C Khuyến cáo về các phòng ngừa an toàn
Phụ lục D Qui trình khử nhiễm
Sổ tay an toàn sinh học trong phòng thử nghiệm, xuất bản lần 2. Tổ chức y tế thế giới 1993, ISBN 92 4 1544503 gồm có phần cơ sở chung về an toàn trong các thiết bị liên quan đến nấm.
Để xem đầy đủ nội dung và sử dụng toàn bộ tiện ích của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-29:2007 (IEC 60068-2-29:1987) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-29: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Eb và hướng dẫn:Va đập
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-14:2007 (IEC 60068-2-14:1984) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14:Các thử nghiệm - Thử nghiệm N:Thay đổi nhiệt độ
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-13:2007 (IEC 60068-2-13:1983) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-13: Các thử nghiệm - Thử nghiệm M: Áp suất không khí thấp
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-11:2007 (IEC 60068-2-11:1981) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-11: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ka: Sương muối
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-1:2007 (IEC 60068-2-1:2007) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-1: Các thử nghiệm - Thử nghiệm A: Lạnh
- 1Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO/IEC 17025:2007 (ISO/IEC 17025 : 2005) về Yêu cầu chung về năng lực của phòng thử nghiệm và hiệu chuẩn
- 2Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-29:2007 (IEC 60068-2-29:1987) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-29: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Eb và hướng dẫn:Va đập
- 3Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-14:2007 (IEC 60068-2-14:1984) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-14:Các thử nghiệm - Thử nghiệm N:Thay đổi nhiệt độ
- 4Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-13:2007 (IEC 60068-2-13:1983) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-13: Các thử nghiệm - Thử nghiệm M: Áp suất không khí thấp
- 5Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-11:2007 (IEC 60068-2-11:1981) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-11: Các thử nghiệm - Thử nghiệm Ka: Sương muối
- 6Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-1:2007 (IEC 60068-2-1:2007) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-1: Các thử nghiệm - Thử nghiệm A: Lạnh
- 7Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1661:1975 về Phương pháp thử nấm mốc cho các sản phẩm kỹ thuật điện và điện tử
Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7699-2-10:2007 (IEC 60068-2-10:2005) về Thử nghiệm môi trường - Phần 2-10: Các thử nghiệm - Thử nghiệm J và hướng dẫn: Sự phát triển của nấm mốc
- Số hiệu: TCVN7699-2-10:2007
- Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
- Ngày ban hành: 01/01/2007
- Nơi ban hành: ***
- Người ký: ***
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra