Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 7207-3 : 2002

ISO 10136 -3 : 1993

THỦY TINH VÀ DỤNG CỤ BẰNG THỦY TINH - PHÂN TÍCH DUNG DỊCH CHIẾT - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CANXI OXIT VÀ MAGIÊ OXIT BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA.

Glass and glassware - Analysis of extract solutions - Part 3: Determination of calcium oxide and magnesium oxide by flame atomic absorption spectrometry

Lời nói đầu

TCVN 7207-3 : 2002 hoàn toàn tương đương với 10136-3 : 1993.

TCVN 7207-3 : 2002 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 48 Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

THỦY TINH VÀ DỤNG CỤ BẰNG THỦY TINH - PHÂN TÍCH DUNG DỊCH CHIẾT - PHẦN 3: XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CANXI OXIT VÀ MAGIÊ OXIT BẰNG PHƯƠNG PHÁP QUANG PHỔ HẤP THỤ NGUYÊN TỬ NGỌN LỬA.

Glass and glassware - Analysis of extract solutions - Part 3: Determination of calcium oxide and magnesium oxide by flame atomic absorption spectrometry

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp phân tích quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa để xác định hàm lượng canxi và magiê, được biểu thị dưới dạng các oxid (CaO và MgO), giải phóng ra dung dịch chiết trong qui trình thử độ bền nước.

Tiêu chuẩn này áp dụng cho phân tích dung dịch chiết thu được từ bất kỳ loại thủy tinh hoặc dụng cụ bằng thủy tinh nào, kể cả loại dùng trong phòng thí nghiệm hoặc trong dược phẩm, ví dụ thủy tinh borosilicat (như thủy tinh borosilicat 3.3 theo ISO 3585: 1991), thủy tinh trung tính hoặc thủy tinh natri canxi silicat quy định trong ISO 4802 [3] [4], bao bì bằng thủy tinh dùng cho thực phẩm và đồ uống, dụng cụ đựng thức ăn hoặc dụng cụ nấu bếp. Có thể lấy dung dịch chiết từ các dụng cụ bằng thủy tinh, ví dụ theo ISO 4802, hoặc từ thủy tinh là vật liệu, ví dụ như khi thử theo ISO 719[1] hoặc ISO 720[2]. Hơn nữa, tiêu chuẩn này còn có thể áp dụng cho các dung dịch chiết thu được bằng bất kỳ phương pháp xác định độ bền nước nào cho thủy tinh hoặc dụng cụ bằng thủy tinh.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

TCVN 7149-2 : 2002 (ISO 385-2 :1984), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Buret - Phần 2: Buret không quy định thời gian chờ.

TCVN 7150-1 : 2002 (ISO 835-1:1981), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ - Phần 1: Yêu cầu chung.

TCVN 7150-2 : 2002 (ISO 835-2:1981) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ - Phần 2: Pipet chia độ không quy định thời gian chờ.

TCVN 7150-3 : 2002 (ISO 835-3:1981) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet chia độ - Phần 3: Pipet chia độ có quy định thời gian chờ 15 giây.

TCVN 7151 : 2002 (ISO 648-1977), Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Pipet một mức.

TCVN 7153 : 2002 (ISO 1042:1998) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Bình định mức.

TCVN 7154 : 2002 (ISO 3819:1985) Dụng cụ thí nghiệm bằng thủy tinh - Cốc thí nghiệm có mỏ.

ISO 3585 :1991, Borosilicate glass 3.3 - Properties (Thủy tinh borosilicat

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7207-3:2002 (ISO 10136-3 : 1993) về Thuỷ tinh và dụng cụ bằng thuỷ tinh - Phân tích dung dịch chiết - Phần 3: Xác định canxi oxit và magiê oxit bằng phương pháp quang phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa.

  • Số hiệu: TCVN7207-3:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 31/12/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học và Công nghệ
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản