Hệ thống pháp luật

TCVN 7009-1:2002

(ISO 9703-1:1992)

TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG TRONG CHĂM SÓC GÂY MÊ VÀ HÔ HẤP - PHẦN 1: TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG BẰNG HÌNH ẢNH

Anaesthesia and respiratory care alarm signals - Part 1: Visual alarm signals

 

Lời nói đầu

TCVN 7009-1:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 9703-1:1992.

TCVN 7009-2:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 9703-2:1994.

TCVN 7009-3:2002 hoàn toàn tương đương với ISO 9703-3:1998.

TCVN 7009-1¸3:2002 do Tiểu ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC210/SC2 “Thiết bị y tế” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG TRONG CHĂM SÓC GÂY MÊ VÀ HÔ HẤP - PHẦN 1: TÍN HIỆU BÁO ĐỘNG BẰNG HÌNH ẢNH

Anaesthesia and respiratory care alarm signals - Part 1: Visual alarm signals

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các đặc tính kỹ thuật của các tín hiệu báo động bằng hình ảnh sử dụng trong chăm sóc gây mê và hô hấp. Tiêu chuẩn này còn tính đến các khuyến nghị trong IEC 73.

Tiêu chuẩn này không quy định:

a) các thiết bị y tế được lắp sẵn hệ thống báo động;

b) các điều kiện để kích hoạt các báo động;

c) phương tiện tạo ra tín hiệu báo động;

d) chỉ định ưu tiên báo động trong thiết bị y tế.

Chú thích 1 - Khi áp dụng các tín hiệu báo động quy định trong TCVN 7009 (ISO 9703) cần áp dụng cả các yêu cầu cụ thể trong các “tiêu chuẩn riêng” (được xây dựng trong IEC) đối với các thiết bị y tế cụ thể.

2. Định nghĩa

Tiêu chuẩn này sử dụng các định nghĩa sau:

2.1. Sự rõ ràng (clearly legible): Thuộc tính nhìn thấy được của thông tin hiển thị trên thiết bị, cho phép kỹ thuật viên thấy rõ (hoặc nhận ra) giá trị về số lượng hoặc chất lượng hoặc các chức năng trong một loạt điều kiện môi trường cụ thể.

2.2. Tần số lóe sáng (flashing frequency): Số lần lóe sáng trong một đơn vị thời gian.

2.3. Báo động ưu tiên cao (cảnh báo) [high priority (warning) alarm]: Tín hiệu chỉ thị rằng kỹ thuật viên phải đáp ứng tức thời các yêu cầu.

2.4. Báo động ưu tiên trung bình (báo trước) [medium priority (cautionary) alarm]: Tín hiệu chỉ thị rằng kỹ thuật viên phải đáp ứng nhanh các yêu cầu.

2.5. Báo động ưu tiên thấp (cần lưu ý) [low priority (advisory) alarm]: Tín hiệu chỉ thị rằng kỹ thuật viên phải nhận biết các yêu cầu.

2.6. Vị trí của kỹ thuật viên (operator's position): Vị trí của kỹ thuật viên để sử dụng thiết bị bình thường theo hướng dẫn sử dụng.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Tín hiệu báo động ưu tiên cao

Tín hiệu báo động ưu tiên cao có các đặc tính kỹ thuật được nêu trong bảng 1.

3.2. Tín hiệu báo độ

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 7009-1:2002 (ISO 9703-1:1992) về Tín hiệu báo động trong chăm sóc gây mê và hô hấp - Phần 1: Tín hiệu báo động bằng hình ảnh

  • Số hiệu: TCVN7009-1:2002
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2002
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 21/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản