Hệ thống pháp luật

TCVN 6850-2:2001

MÁY PHÁT THANH SÓNG CỰC NGẮN (FM) - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

FM radio transmitters - Part 2: Methods of measurement for basic parameters

 

Lời nói đầu

TCVN 6850-2:2001 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC/E6 Phát thanh - Truyền hình biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

MÁY PHÁT THANH SÓNG CỰC NGẮN (FM) - PHẦN 2: PHƯƠNG PHÁP ĐO CÁC THÔNG SỐ CƠ BẢN

FM radio transmitters - Part 2: Methods of measurement for basic parameters

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định phương pháp đo các thông số cơ bản của máy phát thanh sóng cực ngắn, thường gọi là máy phát thanh FM.

Việc đo thêm hoặc giảm bớt một số thông số tùy theo thỏa thuận giữa người sử dụng và nhà chế tạo. Thông số và chỉ tiêu kỹ thuật của máy phát thanh FM quy định trong TCVN 6850-1:2001.

2. Tiêu chuẩn viện dẫn

IEC 244-13:1991 Phương pháp đo đối với máy phát thanh - Phần 13: Đặc tính kỹ thuật của máy phát thanh quảng bá trên sóng FM.

TCVN 6850-1:2001 Máy phát thanh sóng cực ngắn (FM) - Phần 1:Thông số cơ bản

3. Điều kiện chung của các phép đo

3.1. Bố trí tín hiệu đầu vào và đầu ra

Sơ đồ bố trí tín hiệu vào, tín hiệu ra để đo đối với máy phát:

- hình 1: làm việc ở chế độ mono

- hình 2: làm việc ở chế độ stereo

Phải đảm bảo phối hợp trở kháng giữa thiết bị đo với máy phát cũng như giắc nối sử dụng trong quá trình thực hiện các phép đo.

3.2. Thiết bị đo

Đối với đầu vào:

- Để cung cấp các tín hiệu điều chế cho máy phát phải sử dụng một hoặc hai bộ tạo sóng có độ méo hài thấp với tần số lên đến 100 kHz.

- Đối với máy phát stereo: nếu trong máy phát không có bộ mã hóa stereo thì sử dụng bộ mã hóa stereo ngoài.

- Nếu cần tín hiệu phụ cho bộ tạo sóng thì sử dụng các thiết bị phụ (ví dụ bộ mã hóa RDS).

Đối với đầu ra:

- Tất cả các phép đo thông số cơ bản phải được thực hiện ở các tín hiệu của dải tần cơ bản (base band), tại đầu ra của bộ giải điều chế chuyên dụng.

- Đối với máy phát stereo: thực hiện đo ở đầu ra của bộ giải mã stereo.

- Đối với các tín hiệu phụ: phải sử dụng bộ giải mã chuyên dụng (ví dụ bộ giải mã RDS).

3.3. Các điều kiện điều chế và công suất ra

Các điều kiện điều chế của mỗi phép đo được nêu trong phần mô tả về phương pháp đo.

Công suất ra là công suất của tín hiệu sóng mang khi không có điều chế.

Tất cả các phép đo được thực hiện với mức công suất ra danh định.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6850-2:2001 về Máy phát thanh sóng cực ngắn (FM) - Phần 2: Phương pháp đo các thông số cơ bản

  • Số hiệu: TCVN6850-2:2001
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2001
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/01/2025
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản