Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6519 : 1999

ISO 6161 : 1981

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN - KÍNH LỌC VÀ KÍNH BẢO VỆ MẮT CHỐNG BỨC XẠ LAZE

Personal eye-protectors - Filters and eye-protectors against laser radiation

Lời nói đầu

TCVN 6519 : 1999 tương đương với ISO 6161 : 1981 với các thay đổi biên tập cho phép;

TCVN 6519 : 1999 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 94 “Phương tiện bảo vệ cá nhân” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành;

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ MẮT CÁ NHÂN - KÍNH LỌC VÀ KÍNH BẢO VỆ MẮT CHỐNG BỨC XẠ LAZE

Personal eye-protectors - Filters and eye-protectors against laser radiation

1. Phạm vi và lĩnh vực áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật đối với kính lọc và phương tiện bảo vệ mắt chống bức xạ laze trong miền phổ từ 0,2 mm đến 1 000 mm.

2. Tiêu chuẩn trích dẫn

TCVN 5082 : 1990 (ISO 4849) Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Yêu cầu kỹ thuật.

TCVN 6516 :1999 (ISO 5854) Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Phương pháp thử nghiệm quang học.

TCVN 6517 : 1999 (ISO 4855) Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân. Phương pháp thử nghiệm phi quang học

3. Cơ sở lý thuyết

Trong một hệ laze, ánh sáng được khuếch đại bằng sự phát xạ cảm ứng, quá trình này tạo ra một chùm bức xạ điện từ kết hợp song song gồm một hoặc nhiều bước sóng xác định bởi hệ laze. Bức xạ đặc trưng này có cường độ bức xạ rất lớn và một góc phân kỳ rất nhỏ. Do đó khi làm việc với tia laze, nhân viên cần bảo vệ mắt họ bằng kính lọc chống bức xạ này.

Đặc biệt kính lọc tia laze phải hấp thu và/hoặc phản xạ một phần lớn bức xạ có bước sóng laze để ngăn ngừa mọi tác hại cho mắt. Tuy nhiên, kính lại phải để các bức xạ có bước sóng khác lọt qua càng nhiều càng tốt.

Có thể tạo ra được bức xạ laze có nhiều bước sóng khác nhau bằng cánh lựa chọn những hoạt chất thích hợp. Ngoài ra còn có những laze có thể điều hưởng được trong một số dải bước sóng. Đặc biệt nguy hiểm là các laze nhân đôi tần số: trong chùm tia của nó thì tần số gấp đôi cũng như tần số cơ bản đều có thể có mặt. Vì những lẽ đó, không thể chế tạo chỉ một loại kính lọc có khả năng bảo vệ hiệu lực khỏi mọi loại laze và mọi bước sóng laze. Do đó, các kính lọc chỉ được phép sử dụng để bảo vệ chống bước sóng ghi trên kính. Thậm chí, còn có thể xảy ra, là chúng không bảo vệ một cách hữu hiệu khỏi các bước sóng khác của cùng một laze.

Bức xạ laze thuộc các miền phổ khác nhau có thể gây nhiều tác hại khác nhau cho mắt.

a) Ánh sáng tử ngoại trong khoảng 200 nm và 380 nm gây ra sự sợ ánh sáng kèm theo sự đỏ mắt, chảy nước mắt, sự chảy máu màng kết, sự tróc lớp mặt ngoài, sự làm đục chất đệm;

b) Trong miền quang phổ từ 350 nm đến 1 400 nm, ánh sáng laze có thể tới tận võng mạc. Vì nó đi qua các môi trường khúc xạ nên nó bị hội tụ; như vậy tác dụng chiếu xạ tăng lên rất mạnh. Sự rọi quá mức của bức xạ trong miền này có thể gây mọi tác hại kể trên cho võng mạc;

c) Giữa 1,4 mm và 1 000 mm, bức xạ laze qua các môi trường khác nhau của mắt đã bị giảm đến mức mà nguy hại đối với võng mạc chỉ còn là thứ yếu. Tuy nhiên, có thể xảy ra tổn thương cho các phần phía trước của mắt; chủ yếu là cho giác mạc, cho mi mắt, cho màng kết và da. Vì không hội tụ được, nên lượng rọi và độ rọi năng lượng được phép đều cao hơn rất nhiều khi sử dụng các laze này.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6519:1999 (ISO 6161 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze

  • Số hiệu: TCVN6519:1999
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1999
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Không có
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực:
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản