Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN VIỆT NAM

TCVN 4397:1987

QUY PHẠM AN TOÀN BỨC XẠ ION HÓA

Safety regulations for ionizing radiations

1.05. Mọi công việc sản xuất, chế biến, bảo quản, sử dụng và vận chuyển các chất phóng xạ, các nguồn bức xạ iôn hóa khác cũng như việc xử lý và khử hại các chất thải phóng xạ phải được xét duyệt cấp giấy phép và giám sát theo đúng các quy định hiện hành.

1.06. Các cơ sở bức xạ phải đăng ký các chất phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác có trong cơ sở với cơ quan chức năng có thẩm quyền để kiểm tra, quản lý thống nhất.

1.07. Cơ quan chức năng có thẩm quyền có trách nhiệm xét duyệt và cho phép sử dụng các chất, phóng xạ trong các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế quốc dân dưới hình thức đưa chúng vào thành phẩm ở bất kỳ trạng thái vật lý nào; sử dụng các chất thải công nghiệp có chứa chất phóng xạ tự nhiên hoặc nhân tạo: sử dụng các thực phẩm và các hàng tiêu dùng được xử lý bằng chiếu xạ: sử dụng các đồng vị phóng xạ và các nguồn bức xạ iôn hóa khác để chẩn đoán và chữa bệnh.

1.08. Khi làm việc với bức xạ cần phải tính đến tác hại của mọi loại bức xạ đối với nhân viên cũng như đối với dân chúng nói chung. Phải trù liệu những biện pháp an toàn nhằm giảm thấp tổng liều của mọi loại chiếu trong và chiếu ngoài, không để vượt quá các giới hạn đối với từng đối tượng (người và nhóm cơ quan xung yếu).

1.09. Các cơ sở bức xạ khi soạn thảo nội qui lao động, nội qui phòng chống cháy cho nội bộ cơ sở cần phải tính đến các yêu cầu của quy phạm này.

1.10. Tại những nơi làm việc với chất phóng xạ hoặc các thiết bị, máy móc, côngtênơ, bao bì, phương tiện vận chuyển dùng cho công việc bức xạ đều phải có dấu hiệu nguy hiểm bức xạ (phụ lục 3).

1.11. Việc thiết kế bảo vệ chống chiếu ngoài phải tiến hành theo từng phần, từng việc, từng mục đích của phòng ốc, tùy thuộc vào các đối tượng bị chiếu xạ cũng như thời gian chiếu và phải dùng hệ số dự phòng bằng 2 về suất liều. Cơ sở để thiết kế cho nhóm I đối tượng A (xem 2.05.) là suất liều ở mặt ngoài lớp bảo vệ:

 (mrem/h)

D: liều hàng năm (5.103mrem)

t: thời gian làm việc trong 1 năm = 2000h.

Đồng thời cũng phải tính đến các yếu tố bổ sung khác như có thêm các nguồn bức xạ ở gần, sự nâng cấp nguồn bức xạ trong tương lai, sự tăng độ nhạy cảm bức xạ của vật liệu và máy móc, sự nhiễm bẩn phóng xạ của các vật liệu xây dựng...

Suất liều thiết kế bảo vệ đối với các đối tượng bị chiếu xạ được cho trong bảng 1.

1.12. Khi thiết kế cơ sở để làm việc với nguồn hở, ngoài các biện pháp bảo vệ chống chiếu ngoài cần dự kiến các biện pháp chống chiếu trong cho

Bảng 1

Đối tượng người bị chiếu xạ 1

Nơi làm việc

P (mrem/h) với t = 40 h/tuần

Đối tượng A

- Nơi làm việc thường xuyên

1,2

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4397:1987 về Quy phạm an toàn bức xạ ion hóa

  • Số hiệu: TCVN4397:1987
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1987
  • Nơi ban hành: Ủy ban Khoa học kỹ thuật Nhà nước
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản