Hệ thống pháp luật

TIÊU CHUẨN QUỐC GIA

TCVN 6238-7:2017

ISO 8124-7:2015

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 7: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO SƠN DÙNG BẰNG TAY

Safety of toys - Part 7: Requirements and test methods for finger paints

 

Lời nói đầu

TCVN 6238-7:2017 hoàn toàn tương đương với ISO 8124-7:2015.

TCVN 6238-7:2017 do Ban kỹ thuật Tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 181 An toàn đồ chơi trẻ em biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

Bộ TCVN 6238, An toàn đồ chơi trẻ em, gồm các phần sau:

- TCVN 6238-1:2017 (ISO 8124-1:2014), Phần 1: Các yêu cầu an toàn liên quan đến tính chất cơ lý.

- TCVN 6238-2:2017 (ISO 8124-2:2014), Phần 2 : Tính cháy.

- TCVN 6238-3:2011 (ISO 8124-3:2010), Phần 3: Giới hạn mức thôi nhiễm của một số nguyên tố độc hại.

- TCVN 6238-4A:2017 (ISO 81244:2014), Phần 4A: Đu, cầu trượt và các đồ chơi vận động tương tự sử dụng tại gia đình.

- TCVN 6238-4:1997 (EN 71-4:1990), Phần 4: Bộ đồ chơi thực nghiệm về hóa học và các hoạt động liên quan.

- TCVN 6238-5A:2007 (ISO 8124-5:2015), Phần 5A: Xác định tổng hàm lượng một số nguyên tố trong đồ chơi.

- TCVN 6238-5:1997 (EN 71-5:1993), Phần 5: Bộ đồ chơi hóa học ngoài bộ đồ chơi thực nghiệm.

- TCVN 6238-6:2015 (ISO 8124-6:2014), Phần 6: Một số este phtalat trong đồ chơi và sản phẩm dành cho trẻ em.

- TCVN 6238-7:2017 (ISO 8124-7:2015), Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử cho sơn dùng bằng tay.

- TCVN 6238-8:2015 (ISO/TR 8124-8:2014), Phần 8: Hướng dẫn xác định tuổi sử dụng.

- TCVN 6238-9:2010 (EN 71-9:2005), Phần 9: Hợp chất hóa học hữu cơ - Yêu cầu chung.

- TCVN 6238-10:2010 (EN 71-10:2005), Phần 10: Hợp chất hóa học hữu cơ - Chuẩn bị và chiết mẫu;

- TCVN 6238-11:2010 (EN 71-11:2005), Phần 11: Hợp chất hóa học hữu cơ - Phương pháp phân tích.

 

Lời giới thiệu

Tiêu chuẩn này bao gồm các yêu cầu nhằm giảm thiểu các nguy cơ đối với trẻ em khi sử dụng sơn dùng bằng tay theo đúng mục đích hoặc theo cách có thể lường trước khi tính đến những hành vi của trẻ. Sơn dùng bằng tay có những rủi ro khác so với các đồ chơi khác vì mục đích sử dụng của chúng yêu cầu phải dùng đến bàn tay và ngón tay của trẻ. Không thể loại trừ việc một vài vật liệu sơn sẽ bị nuốt phải hoặc bị dính vào trong mắt hay tiếp xúc lâu dài với da. Do đó, để xác định các rủi ro cụ thể liên quan đến sơn dùng bằng tay, tiêu chuẩn này đưa ra các yêu cầu liên quan đến các thành phần được sử dụng để sản xuất sơn bằng tay và các giới hạn về một số tạp chất có thể có trong các thành phần này. Tiêu chuẩn cũng đưa ra một vài yêu cầu về bao gói và ghi nhãn cho sơn dùng bằng tay.

Chỉ số CAS hoặc chỉ số màu được đưa ra trong các bảng chỉ với mục đích tham khảo.

Phụ lục A đưa ra lý do cơ bản cho các yêu cầu của tiêu chuẩn.

 

AN TOÀN ĐỒ CHƠI TRẺ EM - PHẦN 7: YÊU CẦU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỬ CHO SƠN DÙNG BẰNG TAY

Safety of toys - Part 7: Requirements and test methods for finger paints

 

1  Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định yêu cầu cho các hợp chất và nguyên liệu được sử dụng trong sơn dùng bằng tay. Tiêu chuẩn chỉ áp dụng duy nhất cho sơn dùng bằng tay.

Tiêu chuẩn không áp dụng cho sơn sử dụng cho mặt hoặc thân thể, ví dụ sơn vẽ mặt.

Ngoài ra tiêu chuẩn cũng quy định các yêu cầu cho ghi nhãn, dán nhãn và dụng cụ chứa đựng.

2  Tài liệu viện dẫn

Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-7:2017 (ISO 8124-7:2015) về An toàn đồ chơi trẻ em - Phần 7: Yêu cầu và phương pháp thử cho sơn dùng bằng tay

  • Số hiệu: TCVN6238-7:2017
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/2017
  • Nơi ban hành: ***
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 15/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản