Hệ thống pháp luật

TCVN 5959:1995

EN 45013:1989

YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHUYÊN GIA

General criteria for certification bodies operating certification of personnel

 

Lời nói đầu

TCVN 5959:1995 hoàn toàn tương đương với EN 45013:1989.

TCVN 5959:1995 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn TCVN/TC 176 “Quản lý Chất lượng và Đảm bảo Chất lượng” biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) ban hành.

Tiêu chuẩn này được chuyển đổi năm 2008 từ Tiêu chuẩn Việt Nam cùng số hiệu thành Tiêu chuẩn Quốc gia theo quy định tại khoản 1 Điều 69 của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật và điểm a khoản 1 Điều 6 Nghị định số 127/2007/NĐ-CP ngày 1/8/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật.

 

YÊU CẦU CHUNG ĐỐI VỚI TỔ CHỨC CHỨNG NHẬN CHUYÊN GIA

General criteria for certification bodies operating cetification of personnel

1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này quy định các chuẩn mực chung mà một tổ chức thực hiện việc chứng nhận chuyên gia phải tuân thủ nếu muốn được thừa nhận là đủ năng lực và đáng tin cậy trong việc thực hiện hệ thống chứng nhận chuyên gia, bất kể trong lĩnh vực nào.

Tiêu chuẩn này sử dụng cho các cơ quan liên quan đến thừa nhận năng lực của tổ chức chứng nhận.

Tập hợp các chuẩn mực này có thể được bổ sung thêm cho từng nhóm cụ thể.

2. Thuật ngữ và định nghĩa

Trong phạm vi tiêu chuẩn này, các định nghĩa sau đây trong ISO/IEC Hướng dẫn 2, xuất bản năm 1986, “Thuật ngữ và định nghĩa chung về tiêu chuẩn hóa và các hoạt động liên quan” được áp dụng:

2.1. Chứng nhận sự phù hợp: Hành động do bên thứ ba tiến hành chứng tỏ với độ tin cậy thích hợp rằng các sản phẩm, quá trình hoặc dịch vụ xác định phù hợp với tiêu chuẩn cụ thể hoặc tài liệu chuẩn khác.

2.2. Hệ thống chứng nhận: Hệ thống với các quy định về thủ tục và quản lý để thực hiện việc chứng nhận sự phù hợp.

2.3. Tổ chức chứng nhận: Tổ chức tiến hành việc chứng nhận sự phù hợp.

2.4. Tổ chức kiểm tra/giám định (đối với chứng nhận): Tổ chức thay mặt cho tổ chức chứng nhận thực hiện dịch vụ kiểm tra/giám định.

Các định nghĩa sau đây cũng được áp dụng:

2.5. Chứng nhận về năng lực: Văn bản đưa ra, theo các quy định của hệ thống chứng nhận, chỉ rõ với độ tin cậy thích hợp rằng người đứng tên có đủ năng lực để thực hiện dịch vụ cụ thể.

2.6. Người nộp đơn (xin chứng nhận): Cá nhân muốn có được chứng chỉ về năng lực từ tổ chức chứng nhận.

3. Yêu cầu chung

Mọi cá nhân muốn được chứng nhận đều được nhận các dịch vụ của tổ chức chứng nhận. Không được có các điều kiện về tài chính hoặc các điều kiện khác không đúng mức. Tuy nhiên, tổ chức chứng nhận có thể đặt điều kiện là các nhân được chứng nhận phải thường xuyên được làm về các hoạt động đã được chứng nhận và việc đào tạo họ được duy trì thường xuyên. Các thủ tục mà tổ chức chứng nhận áp dụng phải được quản lý để không có sự phân biệt đối xử.

4. Cơ cấu quản trị

Tổ chức chứng nhận phải khách quan và phải có:

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5959:1995 (EN 45013:1989) về Yêu cầu chung đối với tổ chức chứng nhận chuyên gia

  • Số hiệu: TCVN5959:1995
  • Loại văn bản: Tiêu chuẩn Việt Nam
  • Ngày ban hành: 01/01/1995
  • Nơi ban hành: Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường
  • Người ký: ***
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 22/11/2024
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản